Site icon TỔNG HỢP KINH NGHIỆM

Bàn về bê tông đầu cọc khoan nhồi

Thông thường khi thi công cọc khoan nhồi, người ta thường đổ cọc khoan nhồi thừa ra 1 đoạn rồi sau đó lại đập phá đi . Bạn có biết mục đích của phần bê tông thừa ra đó là gì và kích thước của nó khoảng bao nhiêu là phù hợp không?

Dưới đây là một số ý kiến tham khảo:

  1. Vì nguyên tắc đổ bê tông cọc khoan nhồi là phải cắm ống đổ bê tông xuống cách đáy 1 đoạn —> bê tông sẽ dâng dần lên —-> lượng bê tông đầu sẽ tiếp xúc với bentonit và đất ở hố đào —-> bê tông kém chất lượng (lỗ rỗng..v.v)—–> chính là bê tông đầu cọc ——> đập
  2.  Mình đã thiết kế một công trình cầu có cao độ đỉnh cọc bằng với cao độ mặt đất tự nhiên khô ráo, vì thế nên không cần phải đổ lên thêm 1m bê tông đầu cọc rồi mất công đập ra để lấy cốt thép mà chỉ đổ bê tông đến cao độ đỉnh cọc, sau đó tiếp tục đổ thêm khối lượng đúng bằng khối lượng 1m bê tông đầu cọc, để phần bt đầu cọc có lẫn tạp chất trào ra bên ngoài. ( Vấn đề loại bỏ 1m bt đầu cọc trong tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi có nói) . Vậy ta tính khối lượng bê tông cọc thì cộng thêm 1m bt đầu cọc và không tính khối lượng đập bỏ bt đầu cọc. Nói vậy để bạn hiểu vấn đề không phải đập bt đầu cọc khoan nhồi để lấy cốt thép neo vào bệ trụ.

Theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi TCVN 9395:2012:

10.4 Bê tông được đổ không gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 h). Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1 m (để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc).

Download TCVN 9395:2012 tại đây

(sau khi click vào nút bên dưới, chờ khoảng 7s để download)




Exit mobile version