1. Nội dung của hồ sơ thiết kế cơ sở
Bản vẽ thiết kế xây dựng: thể hiện các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, kết cấu, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng … với kích thước và khối lượng chính, các mốc định vị, tọa độ và cao độ xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, bản vẽ kết nối với hạ tầng khu vực.
– Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
– Thuyết minh thiết kế cơ sở: tóm tắt địa điểm, phương án thiết kế tổng mặt bằng, quy mô công trình, giải pháp kết nối hạ tầng; giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; giải pháp phòng chống cháy nổ; danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.
– Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Các tài liệu pháp lý có liên quan.
2. Nội dung của hồ sơ Thiết kế kỹ thuật
Nội dung thiết kế kỹ thuật bao gồm 3 phần:
– Phần thuyết minh
– Phần bản vẽ
– Tổng dự toán.
a) Phần thuyết minh
Phần thuvết minh của thiết kế kỹ thuật bao gồm các phán sau:
– Thuyết minh tổng quát:
– Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật.
– Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.
– Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng.
– Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
– Các thông tin và chỉ tiêu cần đạt được của công trình theo phương án được chọn.
• Điều kiện tự nhiên, tác động của môi trường, diều kiện kỹ thuật chi phối thiết kế:
– Tài liệu địa hình, địa chất công trình, thuỷ văn, khí tượng và động đất ở khu vực xây dựng.
– Điểu tra tác động môi trường.
– Những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư.
• Phần kinh tế kỹ thuật:
– Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình.
– Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.
– Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
• Phẩn công nghệ:
– Phương pháp sản xuất và bõ trí dây chuyền công nghệ sán xuất và sứ dụng.
– Tính toán và lựa chọn thiết bị.
– Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất, phòng nổ, phòng cháy, chống độc hại, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ mỏi trường sinh thái.
• Giải pháp kiến trúc xây dựng:
– Bố trí tổng mật bằng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng công trình (kể cả công trình phục vụ thi công).
– Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng…
– Giải pháp kỹ thuật xây dựng: kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sớ. phương pháp và kết quả tính toán.
– Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.
– Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, diều khiển lự động… có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.
– Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
– Trang trí bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…
– Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.
• Thiết kế tổ chức xây dựng: Nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.
b) Phần bản vẽ của thiết kế kỹ thuật bao gồm
– Hiện trạng của mật bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.
– Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
– Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, thoát nước), và các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường).
– Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình.
– Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.
– Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…
– Phối cảnh toàn bộ công trình.
– Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, điểu hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
– Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
– Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.
Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
– Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.
c) Phần tổng dự toán
Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt,
Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.
3. Nội dung của hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công.
a) Bản vẽ thi công bao gồm các chi tiết sau:
– Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
– Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.
– Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.
– Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.
– Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành…
– Biếu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).
– Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình.
b) Dự toán thiết kế bàn vẽ thi công bao gồm:
– Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.
– Bảng tiên lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.
Tham khảo thêm các chia sẻ hay sau:
Facebook Comments