
Plaxis là một phần mềm địa kỹ thuật rất mạnh và nổi tiếng. Thkn đã có giới thiệu với các bạn về phần mềm này qua rất nhiều bài viết. Hãy tìm đọc thêm tại
Trong bài viết này thkn xin giới thiệu tới các bạn các mô hình tính trong plaxis.
Phần mềm Plaxis bao gồm nhiều mô hình toán khác nhau, mỗi mô hình phù hợp với các loại đất nền và các bài toán địa kỹ thuật khác nhau. Dưới đây là một số mô hình toán chính trong Plaxis:
1. Mô hình Linear Elastic
Mô hình này tuân theo định luật Hook về đàn hồi tuyến tính đẳng hướng. Các thông số của mô hình này gồm 2 thông số: module đàn hồi E và hệ số Poison ν. Mô hình này thích hợp cho các bài toán có biến dạng nhỏ và không xét đến hiện tượng chảy dẻo.
- Thông số yêu cầu: Module đàn hồi E và hệ số Poison ν.
- Ưu điểm: Mô hình này đơn giản và dễ sử dụng, thích hợp cho các vấn đề tĩnh không yêu cầu độ chính xác cao.
- Nhược điểm: Mô hình này không mô phỏng được sự phụ thuộc vào đường cong ứng suất – biến dạng của vật liệu, do đó có thể không chính xác khi áp dụng cho các vấn đề phức tạp hoặc yêu cầu độ chính xác cao.
2. Mô hình Mohr – Coulomb (MC)
Đây là mô hình gần đúng về mối quan hệ của đất. Đây là mô hình đàn hồi – thuần dẻo dựa trên cơ sở định luật Hook kết hợp với tiêu chuẩn phá hoại Mohr – Coulomb. Mô hình này thích hợp cho các bài toán có biến dạng lớn và xét đến hiện tượng chảy dẻo.
- Thông số yêu cầu: Module đàn hồi E, hệ số Poison ν, lực dính của đất c, góc ma sát trong φ và góc nở của đất ψ.
- Ưu điểm: Mô hình này mô phỏng được sự phụ thuộc vào đường cong ứng suất – biến dạng của vật liệu.
- Nhược điểm: Mô hình này không mô phỏng được sự giảm bền do đặc tính chảy của đất.
3. Mô hình Hardening – Soil (HS)
Mô hình Hardening – Soil là mô hình đường đàn dẻo loại Hyperbolic. Đây là mô hình đất tiên tiến sử dụng lý thuyết dẻo thay vì lý thuyết đàn hồi, có xét đến đặc tính chảy của đất và biên phá hoại. Mô hình này thích hợp cho các bài toán có biến dạng lớn và xét đến hiện tượng chảy dẻo.
- Thông số yêu cầu: Module đàn hồi E, hệ số Poison ν, lực dính của đất c, góc ma sát trong φ và góc nở của đất ψ.
- Ưu điểm: Mô hình này có thể mô phỏng được sự tăng bền do ứng suất tiếp và ứng suất pháp.
- Nhược điểm: Mô hình này không giải thích được sự giảm bền do đặc tính chảy của đất.
4. Mô hình Soft Soil (SS)
Mô hình Soft Soil là loại mô hình đất sét (Cam – clay) được dùng chủ yếu cho các trường hợp cố kết của đất sét, than bùn. Mô hình này thích hợp cho các bài toán có biến dạng lớn và xét đến hiện tượng chảy dẻo.
- Thông số yêu cầu: Chỉ số nén điều chỉnh; chỉ số trương nở điều chỉnh; lực dính c, góc ma sát trong φ; góc giản nở ψ.
- Ưu điểm: Mô hình này thích hợp cho các vật liệu có độ nén cao như các loại đất bùn thông thường.
5. Mô hình Soft Soil Creep (SSC)
Mô hình Soft Soil Creep là mô hình được phát triển để phân tích các bài toán liên quan đến các vấn đề lún của móng. Mô hình này thích hợp cho các bài toán có biến dạng lớn và xét đến hiện tượng chảy dẻo.
- Thông số yêu cầu: Chỉ số nén điều chỉnh; chỉ số trương nở điều chỉnh; lực dính c, góc ma sát trong φ; góc giản nở ψ.
- Ưu điểm: Mô hình này thích hợp cho các vật liệu có hiện tượng biến dạng theo thời gian (creep) rõ rệt như hiện tượng tụt lún thứ cấp trong thí nghiệm oedometer.
Trên đây là giới thiệu khái quát các mô hình tính được sử dụng trong plaxis. Chi tiết về các mô hình sẽ được thkn cố gắng trình bày trong những bài viết riêng biệt, chuyên sâu.
Mời các bạn đón đọc tại Tự học phần mềm Plaxis
Facebook Comments