Các tiêu chuẩn thiết kế hầm và công trình ngầm hiện hành ở Việt Nam

Hiện nay, các tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng tại Hà Nội và TP.HCM với nguồn vốn từ các dự án ODA và vay từ nhiều quốc gia khác nhau. Các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng tuỳ thuộc vào quốc gia cung cấp vốn, bao gồm Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản…

Nhìn lại thì Việt Nam chúng ta hiện nay chưa có một bộ tiêu chuẩn về thiết kế, thi công và nghiệm thu hầm và các công trình ngầm. Chúng ta đang vay vốn đầu tư mạnh trong việc xây dựng các công trình ngầm đô thị, điển hình là đường sắt đô thị, nhưng mỗi tuyến chúng ta lại sử dụng một tiêu chuẩn khác nhau. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong thiết kế, sau này ảnh hưởng đến việc duy tu bảo dưỡng.

Bản đồ hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội

Do đó, việc xây dựng quy chuẩn – tiêu chuẩn riêng của Việt Nam là cần thiết để đảm bảo việc kết nối, duy tu, bảo dưỡng, theo dõi, thay thế, sửa chữa và khôi phục các công trình ngầm. Khi có tiêu chuẩn riêng, chúng ta có thể chủ động trong việc thiết kế, làm chủ công nghệ, giảm giá thành và giảm gánh nợ ngân sách.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình ngầm đang sử dụng:

  1. QCVN 08:2009/BXD:
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2009/BXD, được biên soạn bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng và được ban hành theo Thông tư số: 28/2009/TT-BXD ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn này bao gồm hai phần: Phần 1 về Tầu điện ngầm và Phần 2 về Gara ôtô.
  • Phạm vi áp dụng của quy chuẩn này bao gồm các quy định bắt buộc áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tầu điện ngầm; thiết kế, xây dựng và cải tạo các tuyến đường, các hạng mục công trình riêng lẻ và các trang thiết bị của tầu điện ngầm.
  • Công trình tầu điện ngầm phải đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về: vệ sinh dịch tễ; an toàn lao động cho nhân viên vận hành; bảo vệ môi trường xung quanh và phòng chống cháy. Các tuyến tầu điện ngầm phải được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phát triển tổng thể của tất cả các loại hình giao thông đô thị, sơ đồ phát triển đã được duyệt của tầu điện ngầm về hướng tuyến, độ dài, vị trí các nhà ga, trạm đầu mối, các nhà hành chính, các xưởng sản xuất, các kết nối với các đường của mạng đường sắt chung và phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.
  1. TCVN 9154:2012. Công trình thủy lợi – quy trình tính toán đường hầm thủy lợi.
  2. HD.TL-C.3.77. Hướng dẫn thiết kế đường hầm thủy lợi
  3. TCVN 11823:2017. Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ
  4. TCVN 4527:1988. Hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4527:1988, được ban hành theo Quyết định số 12/UBXD ngày 5-2-1988, là tiêu chuẩn thiết kế cho hầm đường sắt và hầm đường ô tô.
  • Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới và thiết kế mở rộng hầm qua núi cho đường sắt khổ 1435 mm (đường đơn hoặc đường đôi) và đường ô tô có một hoặc nhiều làn xe từ cấp I và cấp IV. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hầm xe điện ngầm, hầm qua sông, hầm dẫn nước, hầm đặt cáp điện cũng như những công trình ngầm khác (hầm làm ga đường sắt, hầm làm ga ra ô tô…).
  • Khi thiết kế hầm, cần phải tránh các vùng đang có trượt lở, hoặc sắp trượt lở, những vùng có nhiều hang động cac-tơ. Khi phải qua những vùng đó cần có biện pháp ngăn ngừa, gia cố kết cấu hầm bảo đảm khả năng làm việc và ổn định.
  • Thiết kế hầm phải phù hợp với các tiêu chuẩn về: Sử dụng (khai thác), an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng hỏa, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường sắt khổ 1435 mm. TCVN 4117 – 85 và tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054 – 85.
  • Hầm phải đảm bảo giao thông an toàn, liên tục và tốn ít công duy tu, bảo dưỡng nhất trong suốt quá trình sử dụng. Khi thiết kế hầm phải căn cứ vào luận chứng kinh tế – kỹ thuật của tuyến đường và luận chứng kinh tế – kỹ thuật riêng của công trình hầm được cấp có thẩm quyền duyệt, đồng thời có xét đến yêu cầu của quốc phòng.

Các tiêu chuẩn thiết kế hầm và công trình ngầm hiện hành ở Việt Nam

Các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau: Liên bang Nga, Mỹ, Nhật…

Tiêu chuẩn thiết kế hầm đường bộ có từ năm 1988 dựa trên tiêu chuẩn của Liên Xô cũ, hiện nay vẫn chưa có cập nhật.

Tiêu chuẩn thiết kế hầm đường sắt đô thị cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có. Có thể tham khảo các tiêu chuẩn của Nhật và của Pháp được áp dụng cho dự án tuyến số 1 tp Hồ CHí Minh và tuyến số 3 Hà Nội.

Japanese standard for tunneling-SHIELD TUNNEL 2006

Facebook Comments