Bài viết dưới đây trích dẫn phân loại các lớp địa chất theo chỉ tiêu cơ lý, nhằm phục vụ công tác khảo sát thí nghiệm và công tác thiết kế
Trích dẫn từ TCCS 31-2020/TCĐBVN- Tiêu chuẩn khảo sát đường ô tô
D.2. Phân loại đất có hữu cơ và bùn
D.2.1. Đất dính (cát pha, sét pha, sét) có độ ẩm thiên nhiên lớn hơn giới hạn chảy (độ sệt IL > 1) và có hệ số rỗng:
– e0 ≥ 0,9 đối với cát pha thì gọi là Bùn cát pha;
– e0 ≥ 1,0 đối với sét pha thì gọi là Bùn sét pha;
– e0 ≥ 1,5 đối với sét thì gọi là Bùn sét
D.2.2. Theo hàm lượng thực vật, đất có tên như sau:
– Hàm lượng thực vật ít hơn 10% là đất lẫn thực vật,
– Hàm lượng thực vật từ 10 đến 60 % là đất than bùn hóa;
– Hàm lượng thực vật lớn hơn 60% là than bùn.
D.3. Phân loại trạng thái của đất, đá
D.3.1. Phân loại đất hạt thô (TCVN 5747 :1993)
Bảng D.1 – Phân loại đất hạt thô
Hơn 50% trọng lượng của đất là các hạt có kích thước 0,08 mm |
|||||||
Định nghĩa |
Kí hiệu |
Điều kiện nhận biết |
Tên gọi |
||||
Đất cuội sỏi |
Hơn 50 % trọng lượng thành phần hạt thô có kích thước > 2 mm |
Đất sỏi sạn sạch |
Trọng lượng hạt có kích thước < 0,08 mm ít hơn 5% |
GW |
và | Đất sỏi, sạn | |
giữa 1 và 3 | Cấp phối tốt | ||||||
GP |
Một trong hai điều kiện của GW không thoả mãn | Đất sỏi sạn, cấp phổi kém | |||||
Đất sỏi sạn cỏ lẫn hạt mịn |
Trọng lượng hạt có kích thước < 0,08 mm nhiều hơn 12% |
||||||
GM |
Giới hạn Atterberg nằm dưới đường A (xem biểu đồ 3.1) hay Ip < 4 | Sỏi lẫn bụi. Hỗn hợp sỏi – cát – bụi cấp phối kém | |||||
GC |
Giới hạn Atterberg nằm trên đường A (xem biểu đồ 3.1) với Ip > 7 | Sỏi lẫn sét. Hỗn hợp sỏi lẫn cát – sét, cấp phối kém | |||||
Đất cát |
Hơn 50 % trọng lượng thành phần hạt thô có kích thước < 2 mm |
Cát sạch |
Trọng lượng hạt có kích thước < 0,08 mm ít hơn 5 % |
SW |
và giữa 1 và 3 | Cát cấp phối tốt, cát lẫn sỏi ít hoặc không có hạt mịn | |
SP |
Một trong hai điều kiện của SW không thoả mãn | Cát cấp phối kém, cát lẫn sỏi có ít hoặc không có hạt mịn | |||||
SM |
Giới hạn Atterberg nằm dưới đường A (xem biểu đồ 3.1) hoặc Ip < 5 | Cát lẫn sét, hỗn hợp cát – sét cấp phối kém. | |||||
Cát có lẫn hạt mịn |
Trọng lượng hạt có kích thước < 0,08 mm nhiều hơn 12% |
||||||
SC |
Giới hạn Atterberg nằm trên đường A (xem biểu đồ 3.1) hoặc Ip > 7 | Cát lẫn sét, hỗn hợp cát – sét cấp phối kém. |
Bảng D.2 – Bảng phân loại nhanh đất hạt thô
Phương pháp nhận dạng Loại thô có kích thước > 60 mm, dựa trên trọng lượng ước lượng của các loại hạt |
Ký hiệu |
Tên gọi |
|||
Hơn 50 % trọng lượng đất có kích thước hạt > 0,08mm (Kích thước 0,08 mm là kích thước nhỏ nhất có thể nhận thấy được bằng mắt thường) |
Đất sỏi sạn Hơn 50 % trọng lượng phần đất hạt thô có kích thước > 2 mm |
Sạch, không có hoặc có ít thành phần hạt mịn |
Có tất cả các loại kích thước hạt và không có loại hạt nào chiếm ưu thế về hàm lượng |
GW |
Đất sỏi, sạn cấp phối tốt |
Có một loại hạt chiếm ưu thế về hàm lượng |
GP |
Đất sỏi, sạn cấp phối kém | |||
Có thành phần hạt mịn |
Có chứa thành phần hạt mịn, không có tính dẻo |
GM |
Đất sỏi, sạn cấp phối tốt lẫn bụi | ||
Có chứa thành phần hạt mịn, có tính dẻo |
GC |
Đất sỏi, sạn lẫn sét | |||
Đất cát Hơn 50 % trọng lượng phần hạt thô có kích thước < 2 mm |
Sạch, không có hoặc có ít thành phần hạt mịn |
Có tất cả các loại kích thước hạt nào chiếm ưu thế về hàm lượng |
SW |
Đất cát sạch cấp phối tốt | |
Có một loại hạt chiếm ưu thế về hàm lượng |
SP |
Đất cát cấp phối kém | |||
Có thành phần hạt mịn |
Có chứa thành phần hạt mịn, không có tính dẻo |
SM |
Đất cát lẫn bụi | ||
Có chứa thành phần hạt mịn, có tính dẻo |
SC |
Đất cát lẫn sét |
trong đó:
Cu– Hệ số đồng nhất = D60/D10;
Cc– Hệ số đường cong = (D30)2 /(D60 x D10);
Dn– Kích thước đường kính hạt mà lượng chứa các cỡ nhỏ hơn nó chiếm n %;
D10– Kích thước đường kính hạt mà lượng chứa các cỡ nhỏ hơn nó chiếm 10 %, còn gọi là đường kính có hiệu;
WL– Giới hạn chảy (%);
WP– Giới hạn dẻo (%);
Ip– Chỉ số dẻo (%).
D.3.2. Phân loại đất hạt mịn (TCVN 5747 : 1993)
– Đất hạt mịn được phân loại dựa trên kết quả thí nghiệm xác định giới hạn chảy (WL) và giới hạn dẻo (WP); dựa vào biểu đồ dẻo trong Hình D.1, sẽ xác định được loại đất.
Hình D.1 – Biểu đồ dẻo xác định đất hạt mịn
– Biểu thức có thể sử dụng được để chuyển giá trị giới hạn chảy xác định theo phương pháp Vaxiliev sang giá trị giới hạn chảy xác định theo phương pháp Casagrande là:
(D.1) |
trong đó:
a, b – các hệ số, phụ thuộc các loại đất; đối với đất có WL > 20 %, a = 0,73; b = 6,47 %;
giới hạn chảy xác định theo phương pháp Vaxiliev.
– Mỗi phụ nhóm trong đất hạt mịn được ký hiệu bằng hai chữ cái; chữ cái đầu là tên gọi của đất, chữ cái sau mô tả tính nén của đất. Sau đây là ý nghĩa của các ký hiệu:
+ Đất bụi được ký hiệu bằng chữ M;
+ Đất sét được ký hiệu bằng chữ C;
+ Đất hữu cơ được ký hiệu bằng chữ O.
– Mỗi loại đất đặc trưng kể trên được phân thành 2 phụ nhóm dựa theo giá trị giới hạn chảy WL. Nếu WL < 50 %, đất có tính nén từ thấp đến trung bình, được ký hiệu bằng chữ L. Kết hợp với các tên đất, sẽ có 3 phụ nhóm: CL, ML và OL. Khi WL > 50 %, đất có tính nén cao, được ký hiệu bằng chữ H. Ba phụ nhóm tương ứng là CH, MH và OH.
– Nhóm đất CL và CH bao gồm các sét vô cơ. Nhóm CL nằm ở vùng trên của đường thẳng “A”, được xác định bởi các giá trị WL nhỏ hơn 50 % và Ip > 7 %. Nhóm CH cũng nằm trên đường thẳng “A”, được xác định bởi giá trị WL > 50 %.
– Nhóm đất ML và MH. Nhóm ML nằm ở vùng dưới đường thẳng “A”, có giá trị WL < 50 % và có Ip < 4. Nhóm MH tương ứng với vùng nằm dưới đường thẳng “A”, có WL > 50 %.
Nhóm đất này bao gồm các đất bụi vô cơ và bụi sét. Các đất hoàng thổ có giá trị 25 % < WL < 35 % cùng nằm ở trong nhóm này. Những đất hạt mịn nằm trên đường thẳng “A” với giá trị 4 % < Ip < 7 % được coi là trường hợp biên và được mô tả bằng ký hiệu kép CL-ML.
– Nhóm OL và OH phân bố gần trùng với hai nhóm ML và MH; khi trong các đất này có chứa một hàm lượng hữu cơ, chúng nằm gần sát với đường thẳng “A”.
– Nhóm Pt có giá trị WL từ 300 đến 500 % và Ip từ 100 đến 200 %, không nằm trong biểu đồ dẻo.
– Đất hạt mịn được phân loại nhanh ở hiện trường dựa theo các thử nghiệm ước lượng sau:
+ Sức bền của đất ở trạng thái khô khi bị bóp vỡ được đánh giá theo cảm tính;
+ Độ bền của đất – được tiến hành giống như thí nghiệm xác định giới hạn dẻo, nhưng không nhằm xác định giá trị độ ẩm của đất, mà đánh giá độ bền của đất ở lân cận giới hạn dẻo;
+ Sự ứng xử của đất dưới tác động rung, nhằm xác định khả năng xuất hiện và biến mất của nước khi nhào nặn và đập một miếng đất dẻo trong lòng bàn tay;
– Màu sắc và mùi vị của đất – đặc biệt quan trọng đối với đất hữu cơ.
Bảng D.3 – Phân loại nhanh đất hạt mịn
Hơn 50 % trọng lượng của đất là các hạt có kích thước < 0,08 mm |
|||||
|
Nhận dạng đất qua thành phần các hạt có kích thước < 0,5 mm |
Ký hiệu |
|||
Sức bền của đất ở trạng thái khô khi bị bóp vỡ |
Độ bền của đất (độ sệt lân cận giới hạn dẻo) |
Ứng xử của đất dưới tác động rung |
|
||
W1 < 50% |
Bằng không hoặc gần bằng không |
Không có |
Từ nhanh đến rất chậm |
ML |
Đất bụi dẻo |
Từ trung bình đến lớn |
Trung bình |
Từ không đến rất chậm |
CL |
Đất sét ít dẻo |
|
Từ nhỏ đến trung bình |
Yếu |
Chậm |
OL |
Đất bụi và sét hữu cơ ít dẻo |
|
W1 > 50% |
Từ nhỏ đến trung bình |
Từ yếu đến trung bình |
Từ chậm đến không |
MH |
Đất bụi rất dẻo |
Từ lớn đến rất lớn |
Lớn |
Không |
CH |
Đất sét rất dẻo |
|
Từ trung bình đến lớn |
Từ yếu đến trung bình |
Từ không đến chậm |
OH |
Đất bụi và sét hữu cơ rất dẻo |
|
Thành phần chủ yếu là hữu cơ |
Có mùi phân biệt, màu tối, vệt đen có tàn tích thực vật, sợi, nhẹ, ẩm |
Pt |
Than bùn hay đất công trình có hàm lượng hữu cơ lớn |
D.4. Xác định trạng thái của đất tại hiện trường
D.4.1. Xác định bằng mắt trạng thái của đất dính
Bảng D.4 – Xác định bằng mắt trạng thái của đất dính
Trạng thái |
Các dấu hiệu |
1. Cứng và nửa cứng | Đập thì vỡ ra từng cục, bóp trong tay đất bị vụn rời |
2. Dẻo cứng | Bẻ một thỏi đất nó sẽ cong rồi mới gẫy. Cục đất lớn dùng tay khó nặn được thành hình theo ý muốn. |
3. Dẻo mềm | Dùng tay nặn thành hình không khó. Hình nặn ra giữ được nguyên theo thời gian |
4. Dẻo chảy | Nặn đất rất dễ dàng. Hình nặn ra dễ bị thay đổi ngay sau khi nặn |
5. Chảy | Để lăn trên mặt phẳng nghiêng đất chảy thành lớp dày (dạng cái lưỡi) |
D.4.2. Xác định độ chặt của đất dính khi đào hố thăm dò:
Bảng D.5 – Xác định độ chặt của đất dính khi đào hố
Độ chặt |
Sự khó dễ lúc đào hố |
1. Rất chặt | Không thể ấn xẻng vào đất. Muốn đào phải dùng cuốc chim, xà beng, Tay không thể bóp vụn đất |
2. Chặt | Khó khăn mới ấn được xẻng vào đất. Dùng tay có thể bóp đất vỡ thành cục nhỏ, nhưng phải bóp mạnh |
3. Chặt vừa | Ấn được lưỡi xẻng vào đất. Khi đào ra đất vỡ thành cục nhỏ có kích thước khác nhau |
4. Rời rạc | Dùng xẻng xúc đất dễ dàng. Khi hất đất từ lưỡi xẻng ra thì đất tách ra từng cục nhỏ riêng biệt |
D.4.3. Xác định độ ẩm của đất rời tại hiện trường
Bảng D.6 – Xác định độ ẩm của đất rời tại hiện trường
Độ ẩm của đất rời |
Dấu hiệu ẩm ướt của đất rời |
1. Khô | Nhìn không thấy nước, nắm trong tay rồi mở ra thì đất lại rời rạc ngay và rơi xuống đất thành từng hạt |
2. Hơi ẩm | Nắm trong tay có cảm giác lạnh, nắm lại rồi mở ra lắc lắc trong lòng bàn tay thì đất vỡ ra thành từng cục nhỏ.
Đặt tờ giấy thấm dưới cục đất thì giấy vẫn khô và chỉ sau một lúc lâu giấy mới ẩm. |
3. Ẩm ướt | Nắm trong tay đã cầm thấy ẩm ướt, sau khi mở tay ra hình dạng còn giữ lại một lúc rồi mới vỡ.
Đặt tờ giấy thấm dưới cục đất thì giấy bị ẩm rất nhanh và có các vết cáu bẩn |
4. Bão hoà nước | Thấy nước rõ ràng. Lắc lắc trong lòng bàn tay thì đất rữa ra hoặc vón lại thành cục tròn |
5. Quá bão hoà | Đất để yên tự nó đã rời ra; nước rất nhiều, chảy lỏng |
D.4.4. Xác định độ chặt của đất rời và trạng thái dính theo SPT
Bảng D.7 – Xác định độ chặt của đất rời và trạng thái của đất dính theo SPT
Độ chặt của đất rời |
Trạng thái của đất dính |
||
Độ chặt |
SPT |
Trạng thái |
SPT |
1. Rất rời |
4 < |
1. Chảy |
2 < |
2. Rời |
4 ÷ 10 |
2. Dẻo chảy |
2 ÷ 4 |
3. Chặt vừa |
10 ÷ 30 |
3. Dẻo mềm |
4 ÷ 8 |
4. Chặt |
30 ÷ 50 |
4. Dẻo cứng |
8 ÷ 15 |
5. Rất chặt |
>50 |
5. Nửa cứng |
15 ÷ 30 |
6. Cứng |
> 30 |
D.5. Phân cấp đất, đá
D.5.1. Phân cấp đất, đá cho công tác đào đất, đá bằng thủ công để lấy mẫu thí nghiệm
Bảng D.8 – Phân cấp đất, đá cho công tác đào đất đá bằng thủ công để lấy mẫu thí nghiệm
Cấp đất, đá |
Đặc tính |
I |
– Đất trồng trọt không có rễ cây lớn. Đất dính chứa hữu cơ.
– Đất than bùn, đất dạng hoàng thổ. – Đất dính các loại lẫn ít dăm sạn (dưới 5 %), trạng thái dẻo mềm tới dẻo chảy. – Dùng xẻng hoặc cuốc bản đào tương đối dễ dàng. |
II |
– Đất trồng trọt có rễ cây lớn.
– Đất dính chứa dưới 10 % dăm sạn hoặc sỏi cuội. – Đất thuộc tầng hoàng thổ, chứa đá, gạch vụn, mảnh bê tông…dưới 10 %. – Cát các loại khô ẩm lẫn dưới 10 % cuội sỏi. – Trạng thái đất dẻo mềm tới dẻo cứng. – Đất rời trạng thái xốp. – Dùng xẻng và cuốc bản đào được, dùng mai xắn được. |
III |
– Đất dính chứa từ 10 % ÷ 30 % mảnh dăm sạn hoặc sỏi cuội.
– Đất thuộc tầng hoàng thổ chứa từ 10 % ÷ 30 % đá, gạch vụn, mảnh bê tông. – Đất tàn tích các loại. – Cát lẫn cuội sỏi, hàm lượng cuội sỏi không quá 30 %. – Đất dính có trạng thái thường dẻo cứng tới nửa cứng. – Đất rời ở trạng thái chặt vừa. – Cuốc bàn và cuốc chim to lưỡi đào được. |
IV |
– Đất dính lẫn 30% ÷ 50% dăm sạn hoặc cuội sỏi. Hàm lượng sét cao, dẻo quánh.
– Đất thuộc loại sản phẩm phong hóa hoàn toàn của các loại đá. Đất thuộc tầng văn hóa đã hoàng thổ và chứa gạch, đá vụn… từ 30 % ÷ 50 % – Đất dính ở trạng thái nửa cứng. – Đất rời ở trạng thái chặt. – Cuốc chim nhỏ lưỡi nặng 2,5 kg đào được. Cuốc bàn cuốc chối tay. |
V |
– Đất dính lẫn trên 50 % dăm sạn.
– Đất thuộc sản phẩm phong hóa mạnh của các đá. – Đất thuộc sản phẩm phong hóa mạnh của các đá. – Cuội sỏi sạn rời rạc lẫn cát sét… – Đất dính ở trạng thái cứng. – Đất rời ở trạng thái rất chặt. – Cuốc chim đầu nhỏ lưỡi nặng 2,5 kg hoặc xà beng mới đào được. |
D.5.2. Phân cấp đất, đá cho công tác khoan thủ công
Bảng D.9 – Phân cấp đất, đá cho công tác khoan thủ công
Cấp đất, đá |
Đặc tính |
I |
– Đất trồng trọt không có rễ cây lớn.
– Đất dính chứa hữu cơ. Đất than bùn. Đất dạng hoàng thổ. Khi nắm chặt, nước và cả đất phòi qua kẽ các ngón tay. – Đất dính thường ở trạng thái dẻo mềm tới dẻo chảy. – Đất rời ở trạng thái rất xốp. |
II |
– Đất trồng trọt có rễ cây, gốc cây lớn.
– Đất dính chứa dưới 10 % dăm sạn hoặc cuội sỏi. – Đất thuộc tầng chưa hoàng thổ, chứa đá vụn, gạch vụn, mảnh bê tông… dưới 10%. – Cát từ các loại bão hòa nước và cát chảy có lẫn tới 10 % hạt cuội sỏi. – Đất rất dễ nhào nặn bằng tay. – Trạng thái đất dính thường dẻo cứng dẻo mềm. – Đất rời ở trạng thái xốp. |
III |
– Đất dính chứa từ 10 % ÷ 30 % dăm sạn hoặc sỏi.
– Đất thuộc tầng đã hoàng thổ, chứa từ 10% ÷ 30% đá vụn, gạch vụn, mảnh bê tông… – Cát lẫn cuội sỏi với hàm lượng cuội sỏi 10 % ÷ 30 %. – Cát các loại chứa nước có áp lực. Quá trình khoan thường dễ bị sập vách hoặc bị bồi lấp hố. – Đất dính dùng ngón tay có thể ấn lõm hoặc nặn được mẫu đất theo ý muốn. – Đất dính thường ở trạng thái nửa cứng tới dẻo cứng. Đất rời ở trạng thái chặt vừa. |
IV |
– Đất dính lẫn 30 % ÷ 50 % dăm sạn hoặc cuội sỏi.
– Đất thuộc tầng văn hóa đã hoàng thổ và chứa từ 30 % ÷ 50 % đá vụn, gạch vụn… – Đất không thể nặn hoặc ấn lõm được bằng các ngón tay bình thường. – Đất dính thường ở trạng thái cứng tới nửa cứng. – Đất rời ở trạng thái chặt. |
V |
– Đất dính chứa trên 50 % dăm sạn hoặc cuội sỏi.
– Đất Laterit kết thể non (đá ong mềm). – Đất thuộc tầng văn hóa đã hoàng thổ có trên 50 % đá vụn, gạch vụn… – Sản phẩm phong hóa hoàn toàn của các đá. – Cuội sỏi lẫn cát với hàm lượng cuội sỏi trên 50 %. – Đất không thể ấn lõm bằng ngón tay cái. – Đất dính ở trạng thái cứng. – Đất rời ở trạng thái rất chặt. |
D.5.3. Phân cấp đất, đá cho công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu
Bảng D.10 – Phân cấp đất, đá cho công tác khoan xoay
Cấp đất, đá |
Nhóm đất, đá |
Loại đất đá đại diện và phương thức xác định sơ bộ |
I |
Đất tơi xốp, rất mềm bở |
– Than bùn, đất trồng trọt không có rễ cây to. Cát hạt nhỏ lẫn bụi sét và rất ít cuội sỏi (dưới 5 %).
– Đất bở rời dạng hoàng thổ, ngón tay ấn nhẹ đất dễ bị lõm hoặc dễ nặn thành khuôn. |
II |
Đất tương đối cứng chắc |
– Than bùn và lớp đất trồng trọt lẫn gốc cây hoặc rễ cây to hoặc lẫn ít cuội sỏi nhỏ.
– Đất thuộc tầng văn hóa lẫn gạch vụn, mảnh bê tông, đá dăm… (dưới 30 %). – Các loại đất khác lẫn dưới 20 % cuội sỏi, đá dăm. – Cát chảy không áp. – Đá phấn mềm bở. Cát bột sét kết phong hóa hoàn toàn. – Đất dính khó ấn lõm và nặn được bằng ngón tay cái. |
III |
Đất cứng tới đá mềm |
– Đất sét và cát có chứa trên 20 % dăm sạn, cuội nhỏ.
– Đá thuộc tầng văn hóa lẫn nhiều gạch vụn, mảnh bê tông, đá,… (trên 30 %). – Cát chảy có áp lực. Cát gắn kết yếu bằng xi măng sét hoặc vôi. – Đá vôi vỏ sò, than đá mềm bở, than nâu, Bocxit, quặng sắt bị ô xy hóa bở rời. Đá Macnơ. – Các sản phẩm phong hóa hoàn toàn của các đá. – Đẽo gọt và rạch được bằng móng tay cái. Bóp vỡ hoặc bẻ gãy bằng tay khó khăn. |
IV |
Đá mềm |
– Đá phiến sét, phiến than, phiến Xeritxit.
– Cát kết, Dunit, Feridolit, Secpantintt,…bị phong hóa mạnh tới vừa. Đá Macnơ chặt, than đá có độ cứng trung bình. Tup, bột kết bị phong hóa vừa. – Có thể bẻ nõn đá bằng tay thành từng mảnh. – Tạo được vết lõm sâu tới 5mm trên mặt đá bằng mũi nhọn của búa địa chất. |
V |
Đá hơi cứng |
– Đá phiến sét Clorit, Phylit, cát kết với xi măng là vôi, oxit sắt, đá vôi và Đolomit không thuần.
– Than Antraxit, Porphiarit, Secpantinit, Dunit, Keratophia phong hóa vừa. Tup núi lửa bị Kericit hóa. – Mẫu nõn khoan gọt, bẻ khó, rạch được dễ dàng bằng dao, tạo được điểm lõm sâu bằng 1 nhát búa địa chất đập mạnh. |
VI |
Đá cứng vừa |
– Đá phiến Clorit thạch anh, đá phiến Xericit thạch anh. Sét kết bị silic hóa yếu. Anhydric chặt xít lẫn vật liệu túp.
– Cuội kết với xi măng gắn kết là vôi. Đá vôi và Đolomit chặt xít. Đá Skanơ. Đunit phong hóa nhẹ đến tươi. – Mẫu nõn có thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn búa địa chất tạo được vết lõm tương đối sâu. |
VII |
Đá tương đối cứng |
– Sét kết silic hóa, đá phiến giả sừng, đá giả sừng Clorit. Các loại đá Pocphiarit, Điabazơ, Túp bị phong hóa nhẹ.
– Cuội kết chứa trên 50 % cuội có thành phần là đá Macna, xi măng gắn kết là Silic và sét. – Cuội kết có thành phần là đá trầm tích với xi măng gắn kết là silic Điorit và Gabro hạt thô. – Mẫu nõn có thể bị rạch nhưng không thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn của búa địa chất có thể tạo được vết lõm nông. |
VIII |
Đá khá cứng |
– Cát kết thạch anh. Đá phiến Silic. Các loại đá Skanơ thạch anh Gơnat tinh thể lớn. Đá Granit hạt thô.
– Cuội kết có thành phần là đá Macna, đá Nai, Granit, Pecmatit, Syenit, Gabro, Tuôcmalin thạch anh bị phong hóa nhẹ. – Chỉ cần một nhát búa đập mạnh mẫu đá bị vỡ. Đầu nhọn của búa địa chất đập mạnh chỉ làm xây xát mặt ngoài của mẫu nõn. |
IX |
Đá cứng |
– Syenit, Granit hạt thô- nhỏ. Đá vôi hàm lượng silic cao. Cuội kết có thành phần là đá Macna. Đá Bazan. Các loại đá Nai-Granit. Nai Gabrô, Pocphia thạch anh, Pecmatit, Skanơ tinh thể nhỏ. Các Tup silic. Barit chặt xít.
– Búa đập mạnh một vài lần mẫu nõn mới bị vỡ. – Đầu nhọn búa địa chất đập nhiều lần tại một điểm tạo được vết lõm nông trên mặt đá. |
X |
Đá cứng tới rất cứng |
– Đá Skanơ grơnat. Các đá Granit hạt nhỏ, đá Granơdiorit. Liparit. Đá Skanơ silic, mạch thạch anh. Cuội kết núi lửa có thành phần Macna. Cát kết thạch anh rắn chắc, đá sừng.
– Búa đập mạnh nhiều lần mẫu nõn mới bị vỡ. |
XI |
Đá rất cứng |
– Đá Quắczit, Đá sừng cứng chắc, chứa ít sắt. Đá Anbitophia hạt mịn bị sừng hóa. Đá ngọc (Ngọc bích…). Các loại quặng chứa sắt.
– Búa đập mạnh một nhát chỉ làm sứt mẫu đá. |
XII |
Đặc biệt cứng |
– Đá Quắczit các loại.
– Đá Côranhđông. – Búa đập mạnh nhiều lần mới làm sứt được mẫu đá. |
D.6. Phân cấp địa chất theo yếu tố ảnh hưởng cho công tác đo vẽ bản đồ ĐCCT
Bảng D.11 – Phân cấp địa chất theo yếu tố ảnh hưởng cho công tác đo vẽ bản đồ ĐCCT
STT |
Cấp |
I |
II |
III |
1 |
Cấu tạo địa chất |
– Sản trạng nằm ngang hoặc rất thoải (≤10 độ).
– Địa tầng đã được nghiên cứu kỹ. – Tầng đánh dấu rõ. ràng. – Nham thạch ổn định – Có thể gặp đá phún xuất. |
– Uốn nếp đứt gãy thể hiện rõ địa tầng phức tạp, ít được nghiên cứu.
– Tầng đánh dấu thể hiện không rõ ràng. – Thạch học và nham thạch tương đối không bền vững. – Có đá macma nhưng phân bố hẹp. |
– Uốn nếp phức tạp nhiều đứt gẫy.
– Đá mácma biến chất phát triển mạnh phân bố không rộng rãi. – Địa tầng phức tạp và ít được nghiên cứu. – Nham thạch đổi nhiều thạch học đa dạng. |
2 |
Địa hình địa mạo |
– Các dạng địa hình bào mòn bóc trụi.
– Xâm thực bồi đắp dễ nhận biết. |
– Dạng địa hình xâm thực bồi đắp.
– Có nhiều thềm nhưng thể hiện không rõ, hiện tượng địa chất vật lý mới phát triển phân bố không rộng. |
– Các dạng địa mạo khó nhận biết.
– Các hiện tượng địa vật lý Karst, trượt lở, phát triển rộng và nghiêm trọng. |
3 |
Địa chất vật lý |
– Các hiện tượng địa chất vật lý không có ảnh hưởng.
– Quy mô nhỏ hẹp. |
– Hiện tượng địa chất vật lý phát triển mạnh nhưng không rõ ràng. | – Các hiện tượng địa chất vật lý phát triển mạnh.
– Quy mô lớn, phức tạp. |
4 |
Địa chất |
– Nước trong tầng là ưu thế ổn định theo bề dày và diện phân bố.
– Nước dưới đất nằm trong các lớp đồng nhất về nham tính. – Thành phần hóa học của nước dưới đất khá đồng nhất. |
– Tầng chứa nước dạng vữa chiếm ưu thế và không ổn định cả chiều rộng lẫn chiều dày.
– Nước dưới đất nằm trong khối đá kết tinh, đồng nhất, trong đá gốc có nham thay đổi và trong hình nón bồi tích. |
– Quan hệ địa chất thủy văn giữa các vùng chứa nước với nhau và quan hệ giữa các tầng chứa nước và nước tràn mặt phức tạp.
– Thành phần hóa học biến đổi nhiều. |
5 |
Mức độ lộ của đá gốc |
– Đá gốc lộ nhiều cá biệt mới có chỗ bị phủ mà phải đào hố thăm dò. | – Đá gốc ít lộ chỉ gặp ở dạng địa hình đặc biệt (bờ sông, suối, vách núi) phải đào hố thăm dò. | – Đá gốc ít lộ hầu hết bị che phủ, phải đào hố rãnh, dọn sạch mới nghiên cứu được. |
6 |
Điều kiện giao thông |
– Địa hình ít bị phân cắt đồi núi thấp, giao thông thuận tiện. | – Địa hình phân cắt đồi núi cao, giao thông ít thuận tiện. | – Địa hình phân cắt nhiều 50 % diện tích khảo sát là rừng rậm, đầm lầy.
– Giao thông khó khăn. |
Bảng D.12 – Quy định số điểm cho mỗi yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố ảnh hưởng |
Đơn vị tính |
Cấp phức tạp ĐCCT |
||
I |
II |
III |
||
1. Cấu tạo địa chất |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
2. Địa hình địa mạo |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
3. Địa chất vật lý |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
4. Địa chất thủy văn |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
5. Mức độ lộ của đá gốc |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
6. Giao thông trong vùng |
Điểm |
1 |
2 |
3 |
Bảng D.13 – Quy định cấp phức tạp địa chất cho mỗi vùng khảo sát
Cấp phức tạp |
Đơn vị tính |
Tổng số điểm |
1. Cấp I |
Điểm |
9 |
2. Cấp II |
Điểm |
10-14 |
3. Cấp III |
Điểm |
15-18 |
Facebook Comments