
Trong bài viết trước, thkn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về định nghĩa các loại tải trọng thiết kế như HL93, H30…trong thiết kế công trình cầu cống
Xem bài viết:
Một cái nhìn toàn diện về hoạt tải thiết kế HL-93 hoặc H30
Khái niệm về tải trọng HL93, hiểu thế nào cho đúng?
Bài viết này tiếp tục chuỗi serries về hoạt tải thiết kế, tập trung vào chủ đề: cấm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu thế nào cho đúng?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì Điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe được quy định như sau:
1. Cầu không đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
b) Cầu đang khai thác được tính toán hoặc kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến nêu tại điểm a Khoản này.
2. Cầu phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu không đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu.
b) Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Đồng bộ về tải trọng cầu, đường trên mạng lưới đường bộ
a) Khi đầu tư xây dựng cầu mới, phải thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 (hoặc tải trọng tương đương).
b) Khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp cầu, phải thiết kế theo hướng nâng cao tải trọng khai thác của cầu hoặc kết hợp điều tiết, tổ chức giao thông để bỏ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu khi điều kiện cho phép (quy định tốc độ tối đa qua cầu; điều tiết xe qua cầu từng chiếc hoặc bảo đảm cự ly tối thiểu giữa các xe; xe đi đúng tim cầu; không dừng đỗ, phanh gấp trên cầu).
c) Đối với cầu có tải trọng khai thác thấp (chỉ cho phép xe có tổng trọng lượng nhỏ hơn 13 tấn qua cầu): trên hệ thống quốc lộ phải xây dựng cầu mới để thay thế kịp thời; trên các hệ thống đường bộ khác phải có kế hoạch xây dựng cầu mới phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Vậy cắm biển hạn chế tải trọng thế nào cho đúng?
Việt Nam đang ở giai đoạn tập trung xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống cầu. Các công trình giao thông, đặc biệt là cầu cống, được xây dựng sao cho các phương tiện giao thông, với các kích thước nằm trong giới hạn quy định của nước đó, đi lại được an toàn. Lịch sử Việt Nam đã và đang có hai hệ tiêu chuẩn thiết kế: Theo Liên Xô (cũ) với TCN 18-79, TCN 210-92 và hiện nay là theo tiêu chuẩn Mỹ (ASSHTO) với tải trọng xe thiết kế của hai tiêu chuẩn này khác nhau .
Tiêu chuẩn thiết kế cầu cống 22CTN 18-79, áp dụng năm 1979, được biên soạn từ Tiêu chuẩn SNIP 84 của Nga. Từ năm 2005, Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 được biên soạn từ AASHTO 1998 của Mỹ được áp dụng ở Việt Nam thay thế cho 22TCN 18-79. Tiêu chuẩn TCVN 11823 – 2017 là phiên bản cập nhật của 22TCN 272-05 được áp dụng từ năm 2017 đến nay.
Do đó, mô hình tải trọng và các hệ số vượt tải trong quy trình 22TCN 18-79 và TCVN 11823 – 2017 là hoàn toàn
khác nhau. Mặt khác, các công trình cầu cống được thiết kế trước năm 2001 và một phần cầu cống được thiết kế
trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 lại được thiết kế theo 22TCN 18-79. Cùng với việc thay đổi tiêu chuẩn
thiết kế là thời gian sử dụng ngày càng tăng lên, việc quá tải và hư hỏng trong các bộ phận kết cấu của các công
trình cầu cống do việc tăng lên cả về lưu lượng, chủng loại và tải trọng của các phượng tiện tham gia giao thông
lên đã dẫn đến một nhu cầu cấp bách là việc đánh giá, hạn chế và cắm biển tải trọng khai thác trong các công
trình cầu đang khai thác. Việc đánh giá xếp hạng tải trọng cần xét đến đặc thù của tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đã được áp dụng.
Ngoài ra, đặc thù công trình cầu ở Việt Nam rất đa dạng từ cầu nông thôn cho tải trọng nhỏ đến cầu với tải trọng thiết kế chuẩn (H30 với tiêu chuẩn cũ và HL93 với tiêu chuẩn mới). Do đó, hoạt tải đánh giá cắm biển tải trọng cần phải được phân cấp để thuận tiện cho công tác phân tích đánh giá cũng như quản lý công trình cầu.
Hình 1: Hoạt tải thiết kế theo HL93
Hình 2: Hoạt tải thiết kế theo tiêu chuẩn cũ
Phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm cắm biển hạn chế tải trọng được thực hiện thông qua hệ số đánh giá xếp hạng tải trọng RF – được nêu trong nghiên cứu “Đề xuất tải trọng cắm biển cho công trình cầu giao thông tại Việt Nam”
Cụ thể như sau:
Hệ số đánh giá xếp hạng tải trọng có các ý nghĩa sau:
– RF < 1: Đánh giá cầu không đủ an toàn với tải trọng đánh giá. Do đó, tải trọng cắm biển phải ở mức dưới tải
trọng đánh giá. Nếu tải trọng đánh giá ở mức thấp nhất (H2.8) mà có RF < 1 thì cầu phải được cắm biển cấm các
loại tải trọng xe đi qua.
– RF ≥ 1: Đánh giá cầu đủ an toàn với tải trọng đánh giá. Có thể cắm biển với tải trọng này hoặc đánh giá xếp
hạng với tải trọng ở mức cao hơn nếu cần
Hình 3: Trình tự kiểm định để cắm biển hạn chế tải trọng
Hình 4: Các loại tải trọng được sử dụng khi kiểm định
Facebook Comments