Bạn mất bao nhiêu giờ để rèn luyện mỗi kĩ năng đạt tới trình độ đủ dùng?
– Nghe: 9 tiếng 1 ngày. Đọc: 1 sách 30trang A4, 1 ngày Viết: 3-4 đoạn văn 1 ngày 150 từ, nhưng sai ngữ pháp nhiều Nói: giao tiếp bình thường được nhưng không đạt mức sang chảnh
– Rèn luyện ngữ pháp và từ vựng: 2 năm Luyện kĩ năng: 1 năm
– Nghe: 150 giờ Đọc: 1000 trang A4 Nói: 150 giờ Viết: 700 trang A4
– Nghe: 265 giờ đọc 5 cuốn sách 800 trang
– Đọc: khoảng 400 Trang Viết: không nhớ rõ, khoảng 4 chục bài essay x khoảng 280 từ/bài Nghe: xem nhiều phim phụ đề, và quan trọng là thực hành chatting với người nói tốt tiếng anh cũng tăng phản xạ nghe Nói: cố gắng nói bằng tiếng anh lúc nào có thể, không có tây để nói chuyện thì có thể tìm ông nào cùng sở thích học tiếng anh luyện hàng ngày
– Moi ngay: – Nghe (audio books, nhac, bao, youtube,…etc) 5 gio (at least) – Noi: (Nghe va noi cung nhau) truoc day luc bat dau hoc t.anh thi trung binh it nhat khoang 4g – Doc: (Vi chuong trinh hoc toan tieng Anh nen thoi gian doc/hoc khong gioi han) tuy nhien, ngoai gio hoc thi trung binh minh doc sach luc ranh roi khoang it nhat 1 quyen/300-500 trang moi ngay. – Viet: Viet luan hoac chua bai luan cho mot vai ban khac, viet short post,lam bai tap, hoac dich tai tieu cho to chuc tu thien, … v.v (Thoi gian cung kha linh hoat, thay doi- nhung it nhat khoang 6g)
– Mình không đếm số giờ mình học vì mình không chỉ học sau cái bàn học, cũng không học theo kiểu ôm một đống sách về nghiên cứu. Mình cảm thấy học ngoại ngữ với mục tiêu để nắm vững được nó chứ không phải chỉ để đi thi thì nên học theo kiểu mưa dầm thấm lâu, mỗi lúc lại lấy ở chỗ này chỗ kia một chút.
3h/ngày cho kỹ năng yếu nhất. 1h/ngày cho kỹ năng mạnh nhất. 4h/ngày x 6 ngày/tuần trau dồi vốn ngoại ngữ Đang học tiếng Đức
Đọc: khoảng 1 tiếng/ngày Nghe: khoảng 2-3 tiếng/ngày Nói: khoảng 1 tiếng/ngày Viết: cố gắng mọi thứ bằng tiếng Anh
– Nghe thì ngày nào cũng nghe cỡ 1 tiếng, còn đọc với viết thì mình khá lười chỉ làm ở trên lớp thôi
*Tự viết hơn chục bài luận và tự chữa. *Nghe và đọc thì mình dùng quyển Cambridge, nghe qua phim ảnh. *Nói thì tự nói một mình thôi =)))
– Listening: 300 hours (mostly cable TV and youtube) Speaking: 300 hours (50 hours for pronunciation practice and the rest with native speakers) Reading: 400 hours (books, BBC – CNN online news) Writing: 250 hours (including 50 essays at school, 100 emails at work)
Khoảng sáu tháng cho kỹ năng nghe và nói, trong môi trường bắt buộc phải sử dụng TA hàng ngày 🙂
– Reading: Đọc sách Chuyên ngành – Giáo trình tiếng Anh: Mỗi quyển tối thiểu 600 trang A4 (khoảng 400 chữ/mặt). 10 quyển/năm x 3 năm = 30 quyển. Ngoài ra, mình có ôn IELTS trong vòng 7 tháng từ 8/2012 đến 3/2013, làm đủ 8 quyển Cambridge, mỗi quyển 4 Test Reading (Full). – Listening: Nghe chậm-dễ: Nghe VOA Special English, BBC 6 minute English: 1 tuần 3 số VOA, 2 số BBC, liên tục trong khoảng 1 năm. Nghe nâng cao: TV series và Newsline của các kênh BBC, CNN, Australia Network (vì nghe lẫn lộn 3 accent nên hiện nay nghe là kỹ năng tốt nhất của mình, có thể hiểu đúng tối thiểu 90% các bản tin thời sự chung và 100% các bản tin giải trí hoặc kinh tế). – Writing: Thông qua các bài Assignment môn học trên lớp. Trung bình 1 năm có 8 assignment x 10,000 words/assignment x 3 năm – Speaking: Đây là kỹ năng hạn chế nhất của mình do mình không có cơ hội converse nhiều ngoài lớp học. Trong lớp thì 100% tiếng Anh nên cơ hội trao đổi nhiều, nhưng ngoài giờ học thì chủ yếu tự luyện bằng cách nhại lại TV series để tập spoken English.
– Nghe: 2-3h/ngày, Đọc: ~3h/ngày (báo mạng: BBC, CNN, NY Times và sách học). – Viết: không đều đặn được như noí và nghe, 1 tuần viết tầm 1 trang A4 – Nói: ~2h/ngày
– Mình ko quy định học bao nhiêu h 1 ngày,mà tùy cơ ứng biến(tất nhiên là trước đó phải có vốn từ Academic trong 3000 từ thông dụng và 10 group) Mình gặp tiếng Anh trong mọi tình huống đời thường : lúc đi học,mọi bài vở,tài liệu điều = tiếng anh. lúc mở tivi lên, toàn thấy tiếng anh(ráng bớt bớt đọc phụ đề) gặp bất cứ điều gì tò mò,thậm chí là vớ vẫn nhất,điều có thể lên mạng search tiếng anh(cách này giúp mình cọ sát với tiếng anh nhiều nhất) dần dần,tiếng anh trở thành 1 bản năng,1 thứ gì đó gắn liền với cuộc sống của mình.
– Học từ vựng 2h/ngày. Nghe 2/ngày. Đọc 2h/ngày. Chia nhỏ học mỗi lần 30phút
– Em không nghĩ trình độ đọc viết của mình thuộc vào dạng thượng thừa, nhưng đề rèn nghe nói thì e hay xem phim, video của mỹ phụ đề vs lại độc thoại nội tâm :))) , kiểu dựng lên 1 câu chuyện bắt gặp 1 khách nc ngoài hoặc tán gái nói bằng tiếng anh sau đó vì theo kiểu tư duy dịch- có nghĩa là nghĩ tiếng việt trước sau đó dịch qua tiếng anh rồi mới nói ra cho nên tự nhiên muốn học thêm 1 số từ mới liên quan mới các chủ đề đang nói đó.
– Khoảng 3-4h mỗi ngày, chủ yếu là tự học
– Nghe: 2h/ ngày Đọc: tiểu thuyết nhiều thể loại- đọc mỗi ngày.
– Nghe 200 giờ (cấp 3: học hát, nghe đi nghe lại cho nhuần nhuyễn; ĐH: xem series, phim) Đọc: 2000 trang (ĐH: giáo trình tiếng Anh) Viết: 50000 từ (ĐH: assignments, essays; Đi làm: emails, write-ups, meeting minutes) Nói: 15 giờ (ĐH: phát biểu trên lớp, thuyết trình, đi tình nguyện; đi làm môi trường quốc tế)
Nếu bây giờ phải học 1 ngoại ngữ khác tương tự tiếng Anh thì bạn sẽ có chiến lược học tập như nào?
– Nguyên tắc số 1 đó là tạo cảm hứng với ngoại ngữ đó, vì chúng ta sẽ học nhanh hơn khi ta thích những thứ mình làm (và làm những thứ mình thích). Học ngoại ngữ, nhưng mục đích là để sử dụng chúng tùy theo mục đích của mình, bắt đầu từ điều này, nếu bạn thích gì thì bắt đầu học ngoại ngữ đó theo topic đó.
– Chiến lược đầu tiên là xem phim, tìm bạn nói chuyện. Rồi học cách viết qua sub của các phim.
cũng chỉ nghe tiếng đó hàng ngày để quen sau đó nhại theo, rồi cuối cùng mới dịch từ vựng và học ngữ pháp
– Học nghe và nói trước, học ngữ pháp sau. Lần thứ 1 học tiếng Anh thì học ngữ pháp chắc trước sau đó mới học nghe, nói thì làm cho phản xạ tiếng anh của mình không được tốt.
– Theo mình với việc học mới bất kỳ ngôn ngữ nào thì nghe và nói vẫn là hai yếu tố cơ bản quan trọng nhất. Ngôn ngữ là để sử dụng nên điều đầu tiên bạn cần phải có là nghe và hiểu người ta nói gì, nó tạo ra nền tảng vững chắc ban đầu để bạn có thể từng bước tiếp cận và làm chủ một ngôn ngữ mới nào đó. Để phát triển nhanh kỹ năng nghe và nói theo mình là bắt buộc phải có một môi trường để có thể thực hành và giao tiếp bằng ngôn ngữ đó hàng ngày và liên tục (nên tập trung vào những câu hội thoại cơ bản liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và nhóm từ vựng chủ yếu). Vấn đề là phải làm sao để việc học ngôn ngữ trở lên thực sự quan trọng và bắt buộc đối với bản thân, mình sẽ tự có động lực để cố gắng.
– Chắc là tương tự, vì học ngoại ngữ mới cần mưa dầm thấm lâu, nhanh cũng chả được.
– Từ vựng+ngữ pháp trước.Sau đó nghe
– Học từ vựng hằng ngày. Nghe mỗi lúc có thể.
– Get used to the sounds first, then vocabulary. Use authentic learning materials. Do not focus on grammar Be really good at speaking and listening for communication purpose. Reading & writing skills can be improved later if needed
– Mình đã từng học tiếng Nhật & Pháp trước đây, và rút ra kinh nghiệm (đã có ích đối với 2 ngôn ngữ này): Học nghe-nói trước, đọc-viết sau: Việc này cho phép mình tạo phản xạ nghe-nói tự nhiên mà không phải suy nghĩ trong đầu bằng tiếng mẹ đẻ và dịch lại. Đồng thời, khi học Nghe-nói trước thì sẽ học được ngôn ngữ nói, tạo ra sự sinh động trong câu nói, cải thiện rõ rệt kỹ năng sử dụng từ vựng và thông qua đó hình thành cấu trúc câu nói tự nhiên, có thể không chuẩn ngữ pháp nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ ứng dụng đời sống. – Học với GV bản địa: Việc này giúp mình nói chuẩn ngay từ ngày đầu. Việc nói được ít, chậm mà chuẩn, chắc sẽ có lợi hơn việc nắm ngữ pháp thành thạo nhưng không nói hoặc nói sai âm thanh. – Học thông qua văn hoá: Trước đây tiếng Anh là một môn học nên mình coi nó bình đẳng như các môn khác. Nhưng cô giáo tiếng Nhật của mình nói rằng cách tốt nhất để học và làm chủ một ngôn ngữ là biến nó thành thứ tiếng chính trong cuộc sống của mình. Thông qua 2 việc: 1. “Nhật/Hàn/Anh hoá” toàn bộ đối tượng/hành vi/hiện tượng trong đời sống, để bỏ qua việc dịch từ tiếng mẹ đẻ ra trước 2. Học qua văn hoá: âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực (3 thứ mình thích nhất) 3.
– Có lẽ là chẳng khác gì, đẩy nhanh cường độ lên một chút thôi, vì tiếng Anh học cũng đã 10 năm, giờ thì chẳng thể nào đủ thời gian để mỗi thứ tiếng học 10 năm nữa rồi.
– Học nghe nói nhiều ngay từ đầu. Chọn học với 1 thầy cô uy tín, học nhóm 3-4 người, học tập trung kiểu tắm ngôn ngữ.
– Em hiện đang học tiếng Tây Ban Nha, e nghĩ tốt nhất là học trao đổi vs những người sành r hoặc dân bản địa, học là vô ào ào
– Củng cố nền tảng ngữ pháp và từ vựng kết hợp thực hành giao tiếp
– Em đang tự học tiếng Ý và bắt đầu ngược lại hoàn toàn với quá trình học tA trước đây. Em bắt đầu bằng nghe-nói: tìm các video/nhạc/phim tiếng Ý để nghe; học một số từ vựng đơn giản, nghe người bản xứ nói rồi đọc vẹt theo đến khi nào gần giống và miệng mình phát âm tự nhiên thì thôi. Sau đó tìm hiểu một chút về nguyên tắc phát âm, bảng chữ cái. Em chưa học đến ngữ pháp. Kế hoạch của em là sau khoảng 2 tháng làm quen với ngôn ngữ Ý thì sẽ học ngữ pháp sau. Em cũng chưa rõ làm theo chiến lược như vậy sẽ cho hiệu quả thế nào.
– Mình chuẩn bị học tiếng Nhật. Nó không có điểm gì giống tiếng Anh lắm. Nên chiến lược cũng không như học tiếng Anh được. Bắt đầu ở trình beginer thì trước mắt mình sẽ học bảng chữ, 1 lượng từ thông dụng và ngữ pháp cơ bản. Sau đó dùng các nguyên liệu ấy lắp ghép thành câu hoàn chỉnh. Học nghe thì cày phim có sub, bắt đầu với phim hoạt hình (loại cho trẻ con mầm non :)) Học nói, đọc, viết thì cũng như tiếng Anh – càng nhiều càng tốt.
– Luyện từ vựng mỗi ngày, nghe mỗi ngày. Tỉm đọc sách báo đơn giản Tham gia câu lạc bộ
– Khó hơn và mình sẽ có chiến lược học tập hiểu quả
– Nghe – nói – đọc – viết Tức là nghe nói trước và quan trọng hàng đầu, ko nên cắm đầu vào viết ngay. – – – – Quan trọng nhất là học xong thực hành nhiều mới nhớ được.
– Học chắc ngữ pháp, từ vựng để có bộ khung vững. Đồng thời luyện nghe và nói từ đầu để quen dần. Sự khác biệt: cần có động lực và mục tiêu (trong khi tiếng Anh thì đam mê, yêu thích và cuộc sống học tập, phấn đấu,… đều liên quan)
– Cày từ vựng và nghe
Học từ mới/ngữ pháp như nào cho hiệu quả?
– Cái này tùy người lắm , theo em thì chép 1 từ mấy chục lần hoặc là cứ dùng từ đó nhiều lần trong câu , tự khắc nhớ
– Từ mới: Từ khi mới bắt đầu học tA (cấp 1) thì đơn giản là học 5 ngày 1 từ rồi tích lũy dần dần. Sau này cần thêm từ vựng thì em học theo nhu cầu, tức là học theo chủ đề: – Thu thập 1 lượng tài liệu theo 1 chủ đề nhất định – Tìm các từ vựng mình chưa biết/chưa nắm vững, ghi lại và học luôn họ từ, từ trái nghĩa, đồng nghĩa,v.v… – Cố gắng sử dụng theo hoàn cảnh cụ thể để biến từ thành của mình (đặt câu, liên tưởng,…) Ngoài ra nếu bất chợt bắt gặp 1 từ lạ, hay hay em cũng cố gắng ghi nhớ để dùng, nhưng cũng quên rất nhiều vì sau đó chẳng có dịp dùng mấy. *Ngữ pháp: Ngữ pháp tA chả có gì khó. Chăm là được. Dùng quyển Oxford Grammar in Use chẳng hạn, mỗi chủ điểm ngữ pháp thì em cố gắng nắm được nguyên tắc hay công thức của nó rồi bắt tay vào làm bài tập cho nhớ. Làm đến khi nào chả cần phải lẩm nhẩm công thức trước khi làm là được. Em đi dạy nhiều, thấy chủ yếu các em học sinh hay bị rối với mớ công thức dài loằng ngoằng nên cho cảm giác khó nhớ. Vậy mình cố gắng đưa về công thức thật ngắn gọn hoặc theo mẹo dễ nhớ (tự nghĩ ra hoặc search trên mạng cũng có một số), nói chung chịu khó tư duy để bản thân nắm bắt được kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề thì bước tiếp theo chỉ là bài tập để rèn thành phản xạ thôi.
– Học từ mới nên đặt vào ngữ cảnh, nhớ câu. Ngữ pháp có được quyển sách ngữ pháp/ tóm tắt ngữ pháp hay, hiểu được là tốt nhất.
– Đặt câu và ngày nào cũng làm tương tự
– Không cần học thuộc, để từ vào trí nhớ một cách tự nhiên, gặp từ đó nhiều lần ắt sẽ nhớ. Học ngữ pháp thì làm bài tập, phân tích các bài đọc, cấu trúc câu trong bài đọc.
– Dán vào tủ lạnh
– Học trong văn cảnh : Ví dụ : đoạn hội thoại, câu chuyện, mẩu tin,….hoặc học theo topic
– Cái này tùy, vì có 3 cách học cho 3 loại: visual, auditory, kinesthetic. Người nào thuộc loại nào thì học theo cách đấy thôi.
– Từ mới nên học theo chủ đề, bắt đầu bằng chủ đề mình quan tâm đầu tiên. Mình thường học 30-50 từ/chủ đề và chỉ cần mỗi tuần 1 chủ đề là 1 tháng có khoảng 150-200 từ mới. Nghe có vẻ ít nhưng sau 1 năm con số đó là gần 3.000. Con số này sẽ gấp 3-5 lần khi mỗi từ lại đi kèm các loại các nhau của từ (N,Adj, V, Adv), các biến thể (tiền tố, hậu tố, thời của từ). Hơn nữa, việc học theo chủ đề sẽ giúp tăng vốn từ chuyên sâu nhanh hơn việc học tràn lan. Ngữ pháp thì mình bỏ ra 1 tuần để học hết 12 thời của tiếng Anh, vì nó rất dễ nhớ và chỉ cần học thuộc được. Cái khó nhất không phải ngữ pháp mà là cách diễn đạt, sắp xếp cấu trúc câu, idioms vì nó thường không giống ngữ pháp căn bản được học trong cách thì Việc nói hay sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt từ mới, ngữ pháp.
– Xem phim, khi gặp từ mới thì ghi chép lại. -tự học mỗi ngày 2 danh từ, 2 tính từ, 2 động từ
– Vừa học vừa lấy ví dụ và đặt vào ngữ cảnh để nói bật ra câu chứa từ đó luôn
– Qua hình ảnh và câu nói đơn giản.
– Học theo chủ đề kết hợp sơ đồ tư duy của phương pháp NLP
học qua phim ảnh sẽ nhớ lâu hơn, học từ theo họ và học trong ví dụ
– Đọc báo mạng, nghe radio, xem phim. – Học bằng Flashcash, giấy nhớ.
– Ghi chép cẩn thận và đầy đủ.
– Listening to the pronunciation first. Learning vocabulary with pictures, Get a good dictionary that clearly explains word usage with many examples. No such thing for grammar rules, just by convention
– Khi học từ vựng,đầu tiên phải xây dựng kho từ Academic,mình nghĩ đây là mấu chốt để sử dụng T/A. mình chủ yếu học thuộc mặt chữ(để hiểu nghĩa cái đã).Mình học kiểu sàn gạo(vd 100 từ,thì đọc lướt qua 1 lần,rồi khi đọc lần 2,chữ nào nhớ rồi thì loại ra),sau đó trong quá trình cọ xát với tiếng Anh mỗi ngày,bạn sẽ gặp đi gặp lại chúng( từ academic mà),bạn sẽ nhớ được. Bạn nên chia từ thành từng nhóm (liên quan/giống nhau về nghĩa…) để quản lý Về ngữ pháp thì chỉ có làm bài tập nhiều mới nhớ đc thôi
– Từ mới mình học bằng cách cày phim, phim về đời sống để có vốn từ thông dụng, phim tài liệu để học từ academic. Luyện được nghe luôn. Mình recommend 3 series: HIMYM, friends và charmed. Các kênh khoa học như national geographic, discovery… rất tốt để học từ academic, các series khoa học cũg rất hay (myth busted -hình như thế, series về thiên văn học nổi tiếng odyssey … gì gì đó mình không nhớ tên đầy đủ T-T) Ngoài ra mình còn đọc báo. Ngữ pháp thì mình dùng cuốn global của mc milan. Mấy thầy dạy mình ở hội đồng anh đều khuyên đừng dùng sách việt nam viết. Không racist gì cả, chỉ là họ thấy không đúng chuẩn.
Nên học theo cụm từ đi chung với nhau để nói được lưu loát và dễ nhớ hơn, áp dụng vào ngữ cảnh writing phù hợp. Sử dụng từ điển oxford hoặc Cambridge.
– Từ mới thì mình học theo cuốn sách inside reading, buil academic words rất tốt. Nên dùng eng-eng dictionary, avoid vn dictionary. Mỗi từ học ko chỉ tra nghĩa, còn học word family, form, collocation, sinonym, antonym … Làm flash card,… Grammar: …
– Với từ vựng, Trước tiên mình nên tập trung vào nhóm 5% những từ vựng phổ biến ( cái này thống kê theo nguyên lý Pareto nhé nhóm 5% những từ vựng có tần suất xuất hiện nhiều nhất sẽ chiếm tới 95% ngữ nghĩa của tất cả các cuộc hội thoại, đàm thoại, thậm chí email và cả sách báo.. ) Làm chủ được nhóm này rồi thì bạn có đủ từ vựng sử dụng hầu hết trong các tình huống hàng ngày rồi. Còn tùy theo mục tiêu và yêu cầu thực tế của mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi và bổ xung thêm vốn từ vựng của mình, tức là khi học từ ngoài việc học nghĩa của từ còn phải biết được cách sử dụng từ đó trong một câu hoàn chỉnh và trong các hoàn cảnh khác nhau. Khi nghe nói và từ vựng tạm ok rồi thì có thể tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để học ngữ pháp.
– Đọc sách truyện nhiều
Học từ mới thông qua phim ảnh (Xem engsub, chép lại những từ không biết, mỗi ngày học 1 vài từ)
– “Hoc di doi voi hanh” => Hoc duoc tu moi nao, sau do ghi nho chung theo cum tu, cau de nho luon ngu canh va de hinh dung, va cung tao thanh thoi quen, hoac phan xa tu nhien khi bat gap tu do o cho khac – De ghi nho tu moi, khi hoc thi minh thuong co mot vai tips nhu la: + phan chia tu do thanh nhung thu lien quan hoac gan voi 1 hinh anh dac biet/hai huoc/nguoc doi/ki quac/…v.v + Neu co nang khieu, viet nhung tu/cum tu ban hoc moi ngay thanh 1 bai hat/ban nhac chang han roi gan giai dieu cho no… noi chung, lam the nao ban thich + Co 1 so nguyen tac chung de cau tao tu tu dang danh tu/dong tu/tinh tu cua no – nho nhung nguyen tac nay
Học nghe như nào cho hiệu quả?
– Luyện nghe tiếng Anh thông qua VOA, BBC hoặc xem phim, xem documentary.
– Tốt nhất là nghe cái mình thích, mình thích xem anime nên nghe qua anime nhưng thỉnh thoảng cũng nghe qua BBC, CNN.
– Nghe gắn liền với phát âm, nên nếu đọc nhại đúng mẫu thì nghe cũng sẽ tốt hơn. Khi xem phim/ nghe nhạc bằng tiếng Anh, từ nào không nghe ra thì nên đọc sub/ script/ lyrics Anh ngay để biết từ đấy đã được đọc như thế nào.
– Nghe cang nhieu cang tot, khong hieu gi cung nghe- de luyen cho tai cua minh lam quen dan, sau tao thanh phan ung tu nhien – Doi voi ban hoc t.anh moi bat dau hoc thi moi bai nghe nen nghe toi thieu 3 lan: Lan 1: Nghe, ko can lam gi het Lan 2: Nghe va viet ra giay nhung gi ban nghe duoc Lan 3: Nghe va transcribe – Noi lai nhung gi ban nghe theo cach cua ban – Mot vai source: minh thich nghe tren TED Talks, va audio books (co the luu vao may mp3, dien thoai – co the nghe moi luc moi noi ) – nghe cai gi thi tuy ban, ban quan tam cai gi thi nghe cai do, nghe nhac cung rat tot
– Listen to whatever you find it interesting. Relax
– Như mình đã nói ở trên. Học thông qua TV Series, Newsline và Âm nhạc
– Học nghe thì mình chỉ có cày phim :))) chủ yếu phim anh, phim mỹ. Mình cũng may mắn được học ở hội đồng anh, nói chuyện với thầy tây nhiều thành quen, nghe nhiều hiểu được họ nói gì.À mình cũng nghe mục words in the news (hay world in the news nhỉ?) của BBC learning english. Tuyệt hay luôn, lại còn cập nhật nhữg tin mới mẻ trên thế giới. Trên bbclearningenglish cũg có nhiều nguồn nghe lắm, words in the news khá dễ nghe, còn những bạn đỉnh rồi hoặc muốn cày thì nghe tin tức. Nhanh như gió, lại còn nhiều từ academic T-T Mình sài cả apps nữa. App postcast của British council trên play store (mình xài android). TED cũng ok nhưg do nhiều accents quá, và không phải ai thuyết trình trên TED cũg phát âm chuẩn, nên mình nghĩ TED chỉ là kênh tham khảo để thêm kiến thức
– Nghe liên tục kiểu tắm ngôn ngữ. Nghe và chép lại những gì nghe được rồi so sánh với transcript. Mình chưa thử cách này nhưng mọi người đều bảo nó hiệu quả.
hồi lớp 6 e có học 1 cuốn sách nghe đề là ” Listen Carefully” giúp em nhiều . Như em nói thì xem phim có phụ đề cũng giúp ích
– Nghe thật nhiều. – Cái gì cũng được, miễn là tA. Bật lên để đấy nghe cho quen âm. – Dùng mấy quyển như Tactics for Listening (tên sách có thể chưa chính xác) để bắt đầu luyện nghe có ý thức; mà thật ra trong trường hợp của bản thân em là mấy băng đĩa đi kèm SGK hồi phổ thông, trên lớp ko yêu cầu nhưng em thích nên tự mua về tự học. – Nghe phim không phụ đề, bản tin, v.v… (nói cho nguy hiểm thôi nhưng em hay thích nghe audiobooks trước lúc đi ngủ hơn).
– Mình nghe news mỗi ngày nhưng mình lười nên chỉ nghe extensive, mình nghe rất nhiều người bảo muốn master listening thì nên nghe intensive và ghi every single word mà mình nghe được lên giấy, điều này sẽ khiến việc nghe dễ hơn đặc biệt là nghe mấy âm s ed
– Tắm tiếng anh
– Nghe mọi lúc mọi nơi
– Chủ yếu xem phim, news và radio.
– Xem phim và nghe nhạc. Nếu có thể thì xem sub tiếng Anh và lyrics nữa vì không phải lúc nào nghe cũng đúng.
– Nghe luyện phản xạ với các số, chữ cái, đồ vật, từ đơn trước rồi phát triển đến nghe nâng cao, nghe các đoạn dài, cuối cùng là nghe thuật ngữ chuyên ngành
– Thường thì đọc tốt mới nghe tốt, đọc được rồi bạn sẽ có phản xạ với từ nhanh hơn. Người ta thường ko nghe đc vì : ko phản xạ kịp vì bị cấn ở các từ ko hiểu,hoặc ko nghe đc.Vậy, mấu chốt ở đây là phản xạ với từ,vdo đó bạn phải luyện đọc và luyện nghe ở mọi lúc mọi nơi.
– Nghe nhiều, chọn những website có giọng chuẩn, và thời lượng phù hợp. Không nên nghe bài quá dài ngay từ đầu. Ví dụ 1 số web như http://www.esl-bits.net vô cùng hay. Như mình thì bắt đầu bằng các bài có độ dài tầm 5-10 phút, nghe chậm, sau đó tăng dần lên. Note taking là phương pháp rất tốt để tăng khả năng nghe
– Nghe nhạc, xem phim không phụ đề
– Nghe thụ động, xem phim, giao tiếp với người bản xứ.
– Nghe nhạc xem phim nói chuyện với bạn
– Tập trung nghe 30phút mỗi lần. Và nghe mỗi lúc có thể
– Nghe chép chính tả
– Coi Reality Show
Học viết như nào cho hiệu quả?
– Tôi tự tin về phần viết nhất. Tôi thường viết những gì tôi thích. Tôi viết nhật kí bằng tiếng Anh từ năm tôi học lớp 9. Đến nay, tôi thấy khả năng viết của tôi tốt hơn nhiều vì tôi đọc lại 3 cuốn nhật kí tôi nhận ra nhiều looic ngô nghê của một học sinh lớp 9 như tôi bấy giờ. Và sau này, khi nhật kí không còn là nguồn cảm hứng cho tôi học tiếng Anh và tôi thấy việc “dốc bầu tâm sự” về những tâm tư tình cảm không nhiều thì tôi chuyển sang viết topic. Mỗi ngãy, Tôi viết 1 chủ đề và trau dồi dần dần
Về writing thì các nhà van nuoc ngoai thuong hay post nhung bai viet ngan (1 vai trang, chapter,…) tren trang ca nhan cua ho moi ngay, qua blog, facebook, twitter, wordpress… v.v de lay y kien cua doc gia => Minh co the tham khao cach viet cua ho, cach ho su dung ngon ngu formal va academic. – Cung co the tham khao cac bai bao, ban tin tieng anh,…etc de hoc cach viet cua cac nha bao, tac gia va lam cong tac vien voi ho. – Viet blog, journal. – Hoc tu nhung thu don gian den phuc tap (Viet cau – doan van – bai van -…etc). Viet dung, don gian, de hieu- chua can dung tu phuc tap gay boi roi, kho hieu. (Sach: minh recommend cuon “Writing: from start to finish” )
Về writing thì các nhà văn nước ngoài thường hay post những bài viết ngắn (1 vài trang, chapter….) trên trang cá nhân của họ mỗi ngày, qua blog, facebook, twitter, wordpress… để lấy ý kiến độc giả
– Học cách phát triển ý, structure essay, conjunction , … Cách viết để lên tốt nhất là chăm viết và nhờ người sửa bài.
– Cái này bắt buộc phải chuẩn. Nên đọc sách nhiều để biết các sử dụng từ vựng, ngữ pháp, lối hành văn theo quy chuẩn để áp dụng chính xác và hiệu quả.
– Quyển Ielts writing task 1 cho học sinh THPT
– Đi học writing để nhờ giáo viên correct giúp. Viết theo những bài sample để hình thành cấu trúc trong đầu.
Viết nhiều nhất có thể, có thể lập một cuốn nhật ký và ghi bất cứ điều gì ở bất cứ lĩnh vực nào bằng tiếng anh. Sau 2 tháng nhìn lại những trang đầu tiên, bạn sẽ nhận ra những sai lầm ngớ ngẩn của mình
– Có vốn từ vựng ổn thì thật ra viết thế nào cũng dễ. Ngữ pháp trong văn viết bình thường cũng chẳng quá cao siêu gì, quan trọng là nhiều từ thì văn phong sẽ thu hút hơn.
– Muốn viết thì phải chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định để diễn đạt. – Đọc thật nhiều. Muốn viết báo thì đọc báo. Viết văn đọc văn. Viết luận thì đọc luận. Trong lúc đọc sẽ tự thấy được cách hành văn của người bản xứ và cố gắng làm theo. – Có thể bắt đầu bằng viết tự do, viết nhật kí, viết ghi chú, tức là cố gắng viết trong mọi trường hợp có thể dùng tA. – Quen với việc viết tA rồi thì lên bậc cao hơn là viết theo kiểu hàn lâm. Học các quy tắc, cách tư duy, sắp xếp ý,… của người bản xứ rồi bắt chước. – Luyện tập đều. Nếu là viết luận thì nên có người góp ý, sửa chữa cho mình là tốt nhất.
– Bắt chước cụm từ trong các bài báo để có từ ngữ văn hoa. đọc nhiều để đầu óc có ý tưởng mà viết.
– Học từ mới và ngữ pháp cho chắc trước sau mới học writing. tập diễn tả bằng câu văn những cái đơn giản nhất mình thường gặp hằng ngày, có thể viết nhật ký.
– Trong các từ Academic,bạn phải lọc ra các nhóm từ thông dụng để viết(đặc biệt là các từ để nhận xét,tính từ),và các cấu trúc thường dùng(so sánh…) bạn có thể tập viết các đề như Ielts rồi nhờ thầy cô,bạn bè sử giúp.
– Cái này khó nhất, vì chả ai thích viết cả, trừ mấy người thích làm văn =)) học viết thì phải chăm thôi, viết bài xong có người chữa thì tốt không thì tự chữa rồi rút kinh nghiệm.
– Reading an essay, article…find some phrase you like and try to rewrite it.
– Đọc báo ghi chép lại cách hành văn của người bản xứ
– Luyện viết. Viết nhiều.
– Viết mọi lúc
– Đọc, đọc và đọc tài liệu chuyên writing technique
Học đọc hiểu như nào cho hiệu quả?
Bản thân mình thì không thấy khó ở phần đọc lắm, nhưng muốn học hiệu quả thì không được lười và chăm đọc.
đọc 1 đoạn xong phải nêu được ý chính của nó là gì, cái ý phụ là gì. Sau giai đoạn tổng hợp ý đó thì nêu ra đánh giá của cá nhân xem quan điểm có tác giả là đúng hay sai, có gì hay dở, bạn đồng ý hay không, có thể học hỏi được gì từ tác giả. Chú ý xem tác giả đã viết theo dàn ý như thế nào, logic của tác giả ra sao. Nhìn chung cần có tư duy phản biện “critical thinking”.
Đọc báo các lĩnh vực ưa thích
– Luyện nhiều sách. các nguồn sách luyện thi IELTS là chủ yếu.
– Luyện dịch báo để nâng cao vốn từ và khả năng đọc hiểu nhanh.
– Đọc nhiều sách từ cơ bản để nâng cao. Có thể chọn những sách báo truyện liên quan để chủ đề mình yêu thích có cảm hứng đọc và tránh bị nhàm chám, truyện đọc nên có nội dung cốt truyện sẽ dễ hình dung hơn trong việc đoán nghĩa của từ. hạn chế tra từ điển trong lúc đọc sẽ bị ngắt quãng sự hình dung về nội dung câu chuyện, chỉ nên tra nghĩa của từ được xuất hiện nhiều lần mà vẫn chưa đoán được nghĩa.
– Dịch từ tiếng anh qua tiếng Việt. Sau đó dịch từ chính bài dịch đó qua tiếng anh. Cho tới khi nào giống bài tiếng anh ban đầu thì ok. Mình chưa được tới đó
– Cái này em nghĩ là đọc nhiều thôi chớ ít có khái niệm đọc hiệu quả lắm . Đọc là kĩ năng khó nhất trong TA theo em nghĩ vì nó liên quan nhiều tới cách diễn đạt của tác giả cũng như chơi chữ hay ngụ ý , đọc nhiều thì đọc tốt.
– Tôi đọc lướt và đoán từ là chủ yếu. Đọc cũng cần hiểu văn cảnh mới hiểu được
– Đọc Toefl + toeic rồi tiến đến Ielts
– Bắt gặp bất kì từ tiếng Anh nào cũng đọc to lên
– Để đọc tốt thì biết nhiều tự vựng là vô địch :)) nhưng đoán từ cũg rất quan trọg. Đoán thì dựa vào tiền tố, hậu tố, ngữ cảnh… nhiều cách lắm
– Học từ academic,luyện đọc mọi lúc mọi nơi(đọc cái gì mình thích,quan tâm thì nhớ lâu hơn) và nhớ là ĐỪNG DỊCH TIẾNG ANH QUA TIẾNG VIỆT,mà hãy từ tiếng Anh chuyển thẳng thành suy nghĩ,hình ảnh trong đầu http://www.examenglish.com/vocabulary/academic_wordlist.html + 3k từ vựng T/A ( cái này nhiều lắm)
– Mình đọc sách chuyên ngành & luyện ielts nên rèn được kỹ năng bắt từ, scan, skim, hiểu nhanh
– Reading books, news until an urge to look up dictionary is not needed
– Về reading ielts thì theo mình chỉ cần 2 kỹ năng scanning với skimming, không cần phải hiểu
– Đọc nhiều.
– Rèn luyện đọc, hiểu theo phương pháp đọc nhanh. Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày, dần dần sẽ thấy bình thường như đọc Tiếng Việt thôi. Vì chỉ có khoảng 20% số từ Tiếng Anh là những từ chuyên môn, chuyên ngành còn 80% từ vựng là những từ thường dùng hàng ngày, nên rất dễ nhớ dễ hiểu nên bạn có thể master những từ đó.
– Muốn đọc thì cũng phải tương đối chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định. (tùy vào nội dung/mức độ cần đọc hiểu) – Đọc thật nhiều. Đọc liên tục. Bắt đầu từ trình độ của bản thân rồi tăng cấp dần (mẩu truyện ngắn, đoạn văn mẫu trong SGK, đoạn văn dài hơn, bài luận, bài báo, sách chuyên ngành, sách văn học, v.v…) – Các kĩ năng đọc có thể luyện tập: đọc lướt nắm ý, đọc quét để tìm thông tin chi tiết (ai luyện thi IELTS thì biết quá rõ rồi). – Quan trọng là nhìn đoạn văn dài cũng không sợ, gặp từ mới phải cười hề hề bỏ qua. Cố gắng nắm được ý chính rồi tra từ sau cũng được.
– Gặp từ mới thì đoán nghĩa sơ sơ rồi cứ đọc tiếp, không cần thiết phải tra từ mới liên tục vì dù sao cũng sẽ quên ngay và dễ nản.
Học nói như nào cho hiệu quả? Môi trường luyện nói như nào?
– Nên xem phim và bắt chước giọng điệu người nói, môi trường luyện nói thì nên có người luyện cùng, hoặc trò chuyện với người bản xứ.
– Tham gia các câu lạc bộ Tự luyện nói hằng ngày
– Bắt chước host của chương trình (xem bằng subtitle)
– Học nói quan trọng sức bật. Không cần phải nghĩ hết một loạt câu cú hoàn chỉnh rồi mới nói, khi được hỏi thì cứ cố bật ra thôi.
– Nghe và bắt chước ghi âm lại.
– Chú trọng pronounciation ngay từ đầu, practice càng nhiều càng tốt
– Practice pronunciation with an expert. Speaking with NATIVE SPEAKERS, get some feedback to improve. Get into an “English only” enviroment
– Về speaking thì nên nghe và lặp lại theo các bộ phim, lẩm bẩm trong miệng và học thuộc những mẫu câu thường dùng.
– Nghe người bản xứ nói để biết cách người ta nói như thế nào (phát âm, dùng từ, ngắt nghỉ, giọng điệu, v.v…) – Luyện phát âm – Luyện nói tự do, nói theo chủ đề (với người khác hoặc tự ghi âm) – Nói chung nói càng nhiều thì tiến bộ càng nhanh. Không được ngại ko được sợ sai.
– Em muốn có người nói chuyện cùng bằng tiếng anh, Nhưng là người Việt Nam ạ.
– Có thể nói 1 mình trước gương. Nói chuyện với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ nói tiếng anh.
– Học nói thì mình học 100% với giáo viên bản địa ở hội đồng anh. Theo mình đấy là cách chuẩn nhất. Dù học phí chát nhưng kết quả quá tuyệt vời thì cũg đáng thôi ^^ Mình cũg chia sẻ là mình cực kỳ cực kỳ ác cảm với cảnh 1 nhóm các bạn trẻ 5-10 người đi bờ hồ “bao vây” mấy người khách ngoại quốc để “luyện nói”. Mất lịch sự khủng khiếp.
– Tôi tự nhớ lại những tình huống xảy ra trong ngày rồi nói lại bằng tiếng Anh, hội thoại 1 mình. Tôi hay tưởng tưởng ra một viễn cảnh xa xôi, tôi được rơi vào tình huống phải nói bằng tiếng Anh và cần nói gì là tôi nói. Lúc đầu, không trôi trảy lắm, sau đó sẽ tốt hơn.
– Luyện nói với các đối tượng/ accent khác nhau. Quan trọng là tự tin.
– Nếu muốn nói đc thì trước hết nhấn mạnh việc phát âm âm đuôi. giống như school ko đọc là ”sờ cun” mà đọc là ”sờ cua” v :)) tiếng việt khác vì mình ko cần âm đuôi lúc nói .Ví dụ em cần nói là ng bắc , ng huế là em cầng nói . Cũng đúng nhưng mỹ em nghĩ cực kì quan trọng .Cách phát âm s vs z cũng quan trọng như Goes là gâu zờ (nói nhanh) chớ ko phải là gơ sờ như e học .Số ít số nhiều nữa.
– Nói trc gương càng nhiều càng tốt
– Ghi âm giọng nói của bạn lại, đối chiếu với cách đọc, nói của người bản ngữ để rèn kỹ răng phát âm đúng, cũng như trọng âm trong từ/câu. Hát Tiếng Anh hay tham gia tranh luận bằng Tiếng Anh. Và tất nhiên, việc giao tiếp Tiếng Anh với người bản xứ sẽ tăng tốc nhanh hơn và giúp người học xóa bỏ rụt rè hay các lỗi sai để nói Tiếng Anh một cách tự nhiên. Bây giờ các ứng dụng miễn phí và mạng xã hội rộng rãi, mọi người đều có thể dễ dàng kết bạn với người nước ngoài, hoặc có nhiều nguồn để học hỏi trao đổi nhiều hơn.
– Tự tạo môi trường: Bằng cách nghĩ ra topic trong đầu, giả lập các văn cảnh và liên tục nói một mình để converse và argue với bản thân. – Converse với người khác: Một mentor giỏi tiếng Anh để sửa bằng tiếng mẹ đẻ, và một foreigner để sửa spoken English
– Thành thạo cách phát âm chuẩn các nguyên âm, phụ âm. Các đọc đúng các ngữ âm (VD tiếng Anh có 44 ngữ âm). Nắm vững cái này chỉ cần nhìn phiên âm là có thể đọc đúng từ. Thực hành là cách duy nhất để phát triển kỹ năng nói (Có thể vốn từ bạn nhiều, bạn nghe tốt nhưng chưa chắc phản xạ nói của bạn đã hiệu quả) sử dụng ngôn ngữ thật nhiều cho thành thói quen – cái này rất khó duy trì nên cần phải có môi trường tạo nhiều cảm hứng khiến người học say sưa muốn thực hành nhiều hoặc trong một môi trường bắt buộc sử dụng ngôn ngữ.
– Tập nói mọi thứ bằng tiếng Anh. Nên nói với người bản ngữ,ăn ở cùng họ được thì càng tốt. Nếu không nghe nhạc, xem phim để luyện ngữ âm. Không sợ sai nhưng phải biết sửa sai. Câu từ nào không chắc là dùng đúng thì phải tra lại cách phát âm và cách dùng chúng.
– Lúc nghe đài, xem phim cố gắng nhại lại những gì mình nghe được để tập phản xạ trọng âm, phát âm cho đúng. – Học qua skype.
Động lực học tiếng Anh của bạn là gì? Điều gì làm bạn đi đến cùng?
– Động lực ban đầu là công việc (mình là sv năm cuối mà). Nhưng sau khi học tiếng Anh 1 tgian, tiếp xúc với con người và văn hoá nước Anh, mình thực sự mê ngôn ngữ này 😛 Nó giúp mình có 1 tương lai tốt hơn trong điều kiện hội nhập, giúp mở mang đầu óc (đọc đc tài liệu nước ngoài là đã có kiến thức hơn bạn bè vài phần rồi vì “tây” đi trước ta rất nhiều ^^)
– Có 1 công việc – Sự đam mê và thích thú.
– Vì mình thích học tiếng Anh thôi ^^. Mình cũng muốn đi du học nên chắc chắn phải học.
– Noi chung, nguyen tac “bat di, bat dich” cua minh la “Lam nhung thu minh thich, cho nen minh luon thich nhung thu minh lam”. Ke ca khi bat dau khong co duoc thuan loi cho lam, thi… thach thuc ban than cung la 1 cach cuc ky thu vi de vuot qua gioi han, cung nhu kho khan. Minh luon nhan manh “gan lien nhung thu ban thich” voi viec hoc, dac biet la tu hoc va quyet tam cua chinh nguoi hoc. Cac phuong phap hoc dem lai su hung thu, thoai mai, to mo, … se khien nguoi hoc tiep thu nhanh hon. Cac phuong phap hoc truyen thong khien nguoi hoc cam thay ap luc, va ngay tu dau nguoi hoc se co ngay phan ung tu nhien la khong muon lam thu ho bi bat buoc… Con rieng minh thi… mot cach don gian, minh xem viec hoc noi chung cung la 1 hinh thuc giai tri thoi, nen ko co ap luc gi het – cu tu nhien ma kham pha moi thu moi me xung quanh thoi. Doi voi tieng Anh thi … ahmmm… hoi nho, muon den Scotland de gap Nessie (Quai vat ho Lockness, de lo ma co gap duoc Nessie thi it nhat co the tro chuyen) Sau nay thi chi don gian la muon den hoc o Oxford thoi… Con hien tai, minh muon hoc that tot, dong thoi chuan bi that tot de co the mo cua hang ban mon ngon Viet Nam o London da Khi tao 1 muc tieu thi phai theo duoi den cung, va truoc het la cu tin tuong vao ban than minh truoc da, nhat dinh minh co the lam duoc – Vi neu ngay ca ban than ban cung khong tin vao minh thi lieu nguoi khac co the tin ban khong. (P.s 1 chut ve muc tieu: Muc tieu la muc tieu khi ban co du 2 dieu kien: co the thuc hien, va ban co du kha nang de thuc hien. Khong phai cai gi to tat, hay thiet lap muc tieu dai han va ngan han, muc tieu theo nam – thang- va muc tieu cua tung ngay )
– Em muốn học tiếng anh để giao tiếp và tìm kiếm các thông tin trên sách, báo, internet ạ
– Sở thích Tầm quan trọng cho tương lai
– Tiếng Anh là chìa khóa mở ra cánh cửa cho bạn đến với thế giới đó.
– Yêu thích việc khám phá kiến thức và thấy mình tiến bộ qua thành tích, phản hồi của người giao tiếp cùng. – Vì yêu thích mà học tập, công việc cũng được chọn lựa theo hướng gắn bó với tiếng Anh -> luôn làm mới cách học/ tiếp cận tiếng Anh.
– Động lực của mình đơn giản thôi, cần đủ điểm IE để vào trường, đọc manga, xem anime không cần tiếng việt và du lịch nước ngoài giao tiếp được với người bản xứ.
– Tôi muốn xem được phim Tiếng Anh mà không cần dịch, tôi thích đi du lịch nữa. Đó là sở thích. Còn về phần cuộc sống, thì tôi nghĩ có Ngoại ngữ có nhiều cơ hội tốt để cuộc sống tốt hơn. Và tôi yêu tiếng Anh
– Tìm được việc làm tốt, trong môi trường quốc tế và học hỏi được nhiều từ thế giới.
– Để trở thành một giáo viên hướng dẫn cho những học viên mất gốc
– Mình tự ti với các bạn trong lớp vì đầu năm nhất mình thấp điểm TOEIC nhất trong lớp (700, trong khi trung bình lớp là 850). Ngoài ra mình không hiểu khi đọc giáo trình và nghe GV nước ngoài giảng bài => học tiếng Anh để bắt kịp bạn bè. Sau đó, mình nhận thấy có tiếng Anh là một lợi thế so với những người không có, và mở ra các cơ hội khác cho bản thân, nhất là trong việc tiếp cận với tri thức nhân loại, cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Tuy nhiên điều làm mình đi đến cùng lại là vì mình thích nghe nhạc nên muốn hiểu tất cả những thứ người ta hát mà không phải nhìn lyrics tiếng Việt.
– Yêu ngoại ngữ! Tất cả chỉ có thế
– Có ngoại ngữ cảm giác như có vũ khí trong tay. Làm gì cũng dễ hơn, tiếp cận được bản chất thật sự của sự vật, sự việc mà không cần phải thông qua cái nhìn hay sự bóp méo của người khác.
– Đơn giản là mình thích và đặt mục tiêu ielts 7.5 để sau này đi làm ^^
– Học để nói chuyện bằng tiếng Anh, để du học và nâng cao sự tự tin. Lòng yêu thích tiếng Anh.
– Trong một thế giới phẳng như hiện nay Tiếng Anh với mình là điều bắt buộc phải có, nó là công cụ đắc lực giúp mình nắm bắt thông tin, nâng cao tri thức, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển bản thân, các mối quan hệ. Xây dựng sự nghiệp tạo ra những khác biệt tích cực cho cá nhân và xã hội. Thói quen tích cực sẽ là điều đưa bạn đi đến cùng.
– Đi nước ngoài
– Tình yêu với tiếng Anh: một ngôn ngữ đẹp. Em rất thích phát âm tiếng Anh. – Rõ ràng là có tiếng Anh thì tiếp cận được nhiều thứ hơn nên em nghĩ ai cũng nên học tiếng Anh cả.
– Vì tiếng Anh là chìa khoá cho sự phát triển của bản thân. Muốn đi kịp với thời đại. Mình đã sai lầm một lần không muốn lặp l
– Studying abroad
– Đó là điều kiện cần để sống và đi du học
– Có tiếng anh kiếm học bổng du học không khó, trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài chác là phê lắm ^^
Bạn có lời khuyên gì cho những người mới học chưa biết gì không?
– Vứt hết sách vở, học Anh văn thực tế. Có chút tiền thì phắng qua Cebu Philippines mấy tháng về cũng đủ bá =))
– Tôi nghĩ nên biết một chút ngữ pháp thì mới có nền. Một số người nghĩ học ở trường phổ thông toàn ngữ pháp không “ăn thua” nhưng theo tôi, cần biết một chút ngữ pháp mới có cái gốc chứ cứ học “vẹt” một khóa tiếng Anh giao tiếp thì nó như là “học từu giữa” học ra, không có gốc. Đó là ý kiến của riêng tôi
– Cần học từ từ, chú ý chất lượng tiếng anh chứ không phải số lượng bài học, dục tốc bất đạt.
– Có cho mình một mục đích rõ ràng và một mục tiêu cụ thể về việc học tiếng Anh (ko biết vì sao học hay ko có mốc thành tựu cụ thể mọi người hay nản). – Xác định chiến lược học phù hợp nhất với bản thân và bám sát nó cho đến phút cuối cùng. (à tất nhiên trong quá trình học nếu chỗ nào ko phù hợp thì phải sửa đổi – kiên quyết về mục tiêu nhưng linh hoạt trong phương pháp) – Tìm được thầy/bạn học cùng cũng là một cách lấy động lực và thêm hứng thú cho quá trình học.
Trước hết phải thích đã thì mới học tốt được.
– Cần tìm một người thầy có trình độ tiếng Anh tốt, có khả năng giảng dạy giỏi, như vậy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Bạn tự học cũng được thôi nhưng cần có tính tự giác cao và phải biết cách tự học. Nhín chung công thức học tốt theo mình là = tự thân nỗ lực + người hướng dẫn đáng tin cậy.
– Cứ đi rồi sẽ đến ,và luôn nhớ là phải coi tiếng anh là 1 công cụ,1 người bạn,1 phần của cuộc sống chứ ko phải là 1 môn học,chỉ học để có điểm,1 gánh nặng phải vượt qua.
Tìm một sở thích nào đó và học tiếng Anh vì nó
– Hãy lựa chọn cho mình những mục tiêu lớn lao, để tạo một nguồn cảm hứng mạnh mẽ, và gắn việc học TA với việc thực hiện những mục tiêu đó và làm nó trở thành điều bắt buộc. Trong quá trình học một ngôn ngữ mới, có nhiều lúc bạn sẽ thấy nản lòng vì thấy mình cứ ì ạch mãi một chỗ, bạn cảm thấy nó quá khó và nghĩ chắc mình sẽ không thể nào làm được, bạn nghĩ nên bỏ cuộc. Nhưng mà không phải như vậy đâu bạn à, Sự thay đổi tích cực lớn lao bắt buộc phải có những quyết tâm, nỗ lực và kiên trì tương xứng và bạn đã lựa chọn điều đó. Mình tin không riêng gì bạn, mà bất cứ ai đã từng học một ngôn ngữ mới cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn như vậy, có thể bạn không cảm nhận được sự thay đổi, sự tiến bộ nhưng chỉ cần bạn không bỏ cuộc thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải cảm ơn chính bản thân mình vì đã lựa chọn tiếp tục cố gắng. Mọi thứ đều có giá của nó, cái giá cho sự thay đổi lớn này là thời gian và sự kiên trì của bạn. Cứ đi rồi sẽ tới. Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện! Hy vọng các bạn sẽ có những câu chuyện đầy cảm hứng về quá trình học TA của mình để chia sẻ cùng mọi người.
- Từ từ, từng bước một. Nuôi dưỡng đam mê, thích thú. Mỗi ngày học là một ngày vui thì sẽ nhớ rất lâu. Biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ hằng ngày bằng cách “tự kỷ” :)) tự nói chuyện 1 mình bằng tiếng anh, đọc tên đồ vật trong nhà bằng tiếng anh… cố gắng sử dụng 24/24 ^^
– Phải có nền tảng ngữ pháp và tự vựng vững chãi (khoảng 3k từ)
– Hãy chăm chỉ. Cần cù bù thông minh
– Xem phim
– Cố gắng mỗi ngày 1 chút, rùi thành công sẽ đến!!!
– Dạ. Em khuyên ạ. Em nghĩ cái quan trọng nhất cho một ng mới học tiếng anh có động lực.
– Google và đọc kinh nghiệm trước khi đâm đầu vào một đống sách và ko biết bắt đầu từ đâu!
– Kiên trì, mỗi ngày một ít
– On the way to success. there is no trace of crazy man
– Hãy học khi bạn chắc chắn mục tiêu của mình với Tiếng Anh (đi du lịch, đi làm, nói chuyện với bạn người nước ngoài). Khi đó bạn sẽ chắc chắn thành công.
Nguồn: Facebook Nguyễn Hiệp
Facebook Comments