Chiều sâu lỗ khoan địa chất được xác định trên cơ sở nào? Bài viết dưới đây sẽ liệt kê chỉ dẫn được trích từ các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng hiện hành, làm cơ sở tham khảo khi thực hiện công tác khoan khảo sát địa chất
-
Theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 263:2000 Quy trình khảo sát đường ô tô
Xem thêm phân loại các lớp địa chất (căn cứ theo ) để xác định thế nào là tầng đất chịu lực hoặc thế nào là lớp đất tốt
Bảng D.7 – Xác định độ chặt của đất rời và trạng thái của đất dính theo SPT
(tham khảo TCCS 31-2020/TCĐBVN- Tiêu chuẩn khảo sát đường ô tô)
Độ chặt của đất rời |
Trạng thái của đất dính |
||
Độ chặt |
SPT |
Trạng thái |
SPT |
1. Rất rời |
4 < |
1. Chảy |
2 < |
2. Rời |
4 ÷ 10 |
2. Dẻo chảy |
2 ÷ 4 |
3. Chặt vừa |
10 ÷ 30 |
3. Dẻo mềm |
4 ÷ 8 |
4. Chặt |
30 ÷ 50 |
4. Dẻo cứng |
8 ÷ 15 |
5. Rất chặt |
>50 |
5. Nửa cứng |
15 ÷ 30 |
6. Cứng |
> 30 |
2. Theo TCCS 31-2020/TCĐBVN- Tiêu chuẩn khảo sát đường ô tô: mục 7.4.3.2
Chiều sâu lỗ khoan phụ thuộc vào quy mô từng công trình, mức độ phức tạp của điều kiện ĐCCT và yêu cầu của thiết kế trên nguyên tắc đảm bảo đủ số liệu để có thể xem xét được nhiều phương án móng khác nhau. Có thể tham khảo yêu cầu kỹ thuật kết thúc công tác khoan dưới đây để sơ bộ xác định chiều sâu khoan (TCVN 9351 : 2012 và TCVN 11823 – 10:2017):
– Khoan vào đất sét có SPT > 30, đất cát có SPT > 50 liên tục từ 10 m đến 20 m;
– Khoan vào cuội sỏi có SPT > 50 liên tục từ 6 m đến 8 m;
– Khoan vào đá vôi liền khối (có RQD > 50%) liên tục từ 5 m đến 6 m;
– Khoan vào các loại đá khác (có RQD > 50%) liên tục từ 2 m đến 3 m.
3. Theo TCVN11823-10_2017: Tiêu chuẩn thiết kế cầu: chương 10
Bảng 1- Số lượng tối thiểu các điểm khảo sát và chiều sâu khảo sát
Loại móng | Số lượng tối thiểu các điểm khảo sát và vị trí các điểm khảo sát | Chiều sâu khảo sát tối thiểu |
Tường chắn | Tối thiểu là một vị trí cho một tường chắn. Đối với các tường chắn có chiều dài lớn hơn 30000mm thì khảo sát các điểm cách nhau từ 30 000mm đến 60 000mm so le từ phía trước đến phía sau của tường chắn. Đối với tường chắn co neo găm vào đất thì khảo sát thêm các điểm cách phía sau tường từ một lần chiều cao đến 1.5 lần chiều cao tường với khoảng cách từ 30000mm đến 60000mm | Khảo sát tới chiều sâu ít nhất mà ở đó ứng suất tăng lên do tải trọng móng tác dụng nhỏ hơn 10% ứng suất bản thân của địa tầng, ở độ sâu bằng 1 lần hoặc 2 lần chiều cao tường. Chiều sâu khảo sát phải đảm bảo xuyên qua các lớp đất mềm yếu bị nén cao, ví dụ như bùn, bùn hữu cơ, hoặc đất hạt nhỏ mềm, tới các lớp đất chắc phù hợp cho việc đặt móng như đất dính cứng, hoặc đất rời chặt, nền đá. |
Móng nông | Với kết cấu phần dưới như trụ hoặc mố, chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 30000 mm, tối thiểu có một điểm khảo sát cho 1 móng. Với kết cấu móng có bề rộng lớn hơn 30000mm tối thiểu có 2 điểm khảo sát cho 1 móng. Sẽ có thêm các điểm khảo sát nếu gặp các địa tầng thất thường. | Chiều sâu khảo sát cần:
• Đủ sâu xuyên qua các lớp đất không thích hợp cho việc đặt móng như bùn, bùn hữu cơ hoặc đất hạt rời nhỏ, đạt tới vùng đất cứng thích hợp cho chịu lực như đất dính cứng hoặc đất rời chặt hay đá. • Ít nhất tới chiều sâu mà ở đó ứng suất do tải trọng móng tăng ít hơn 10% so với ứng suất có hiệu bản thân của đất nền. • Nếu nền đá xuất hiện ở độ sâu nông hơn so với yêu cầu ở điểm 2 nêu trên thì phải khoan sâu vào nền đá ít nhất 3000mm và phải khảo sát chi tiết nền đá về tính nén lún của vật liệu chèn khe của khe nứt nghiêng và khe nằm ngang của nền đá không liên tục (có khe nứt) Chú ý rằng với nền đá có biến đổi cao hoặc có nghi ngờ gặp đá mồ côi, thì có thể khoan sâu hơn 3000mm hoặc phải lấy lõi đá để khẳng định nền đá thích hợp là thực tồn tại. |
Móng sâu | Với loại móng như trụ cầu có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 30000mm, tối thiểu có một điểm cho một móng. Với móng có chiều rộng lớn hơn 30000mm tối thiểu 2 điểm khảo sát cho một móng sẽ có các điểm khảo sát bổ sung nếu điều kiện địa chất thay đổi thất thường, đặc biệt với trường hợp cọc khoan nhồi ngàm trong nền đá. | Với nền đất, khảo sát đến độ sâu ít nhất 6000mm dưới mũi cọc hoặc tối thiểu 2 lần chiều dài kích thước nhỏ nhất của nhóm cọc đóng, tùy theo điều kiện nào sâu hơn. Tất cả lỗ khoan phải xuyên qua các lớp đất không thích hợp như là đất đắp không cố kết, bùn, đất có chứa nhiều hữu cơ, đạt tới độ sâu của các lớp đất rắn chắc.
Đối với cọc đặt trên nền đá, thì khi khoan phải có được tối thiểu 3000mm mẫu lõi đá tại từng lỗ khoan để có thể đánh giá chắc chắn không phải khoan khảo sát đã gặp đá mồ côi. Đối với cọc hay cọc khoan nhồi ngàm trong nền đá thì tối thiểu phải khoan lấy lõi 3000mm, hay 3 lần đường kính cọc, sâu hơn cao độ mũi cọc, theo kích thước nào lớn hơn để có thể xác định được tính chất cơ lý của đá trong vùng ảnh hưởng của móng. Chú ý rằng với các điều kiện nền đá có nhiều thay đổi hoặc ở vùng có nhiều đá mồ côi lớn, thì lõi đá phải lớn hơn 3000mm để đánh giá chắc chắn về chất lượng nền đá tồn tại. |
Facebook Comments